Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức 2024 (Đề 2)

60 30 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 12 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(60 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 12 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tại hội nghị Tê-hê-ran (1943), nguyên thủ quốc gia nào sau đây khẳng định quyết tâm thành lập
tổ chức Liên hợp quốc? A. Mỹ B. Nhật Bản C. Đức D. Trung Quốc
Câu 2. Liên hợp quốc xác định rõ một trong các mục tiêu của tổ chức là thúc đẩy quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc trên cơ sở
A. các nước phải có cùng thể chế chính trị, kinh tế, xã hội.
B. các nước có sự tương đồng về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ.
C. được sự nhất trí của các ủy viên thường trực hội đồng Bảo an.
D. tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 3. Nội dung nào sau đây vừa là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, vừa là nguyên tắc của Việt
Nam trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông hiện nay?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Sử dụng vũ lực là con đường duy nhất để giải quyết xung đột.
D. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Câu 4. Theo quy định của Hội nghị Ianta, Nhật Bản sẽ bị chiếm đóng chủ yếu bởi A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh. D. Pháp.
Câu 5. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Pháp. D. Ẩn Độ.
Câu 6. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ đã có tác động nào sau đây đến tình hình thế giới?
A. tạo điều kiện thuận lợi để Mĩ và Liên Xô phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội
B. mở ra thời kì Mĩ vươn lên xác lập được trật tự thế giới đơn cực, bá chủ thế giới
C. mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột quốc tế
D. tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô và các nước Đông Âu vươn lên phát triển kinh tế
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô,
Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?
A. Nhanh chóng đánh bại phát xít. B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
C. Phân chia thành quả chiến thắng. D. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
Câu 8. Hội nghị Ianta (2/1945) không đưa đến tác động nào sau đây?
A. Mở đầu sự hình thành cục diện “hai cực”, “hai phe” sau chiến tranh thế giới.
B. Làm cho quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới trở nên căng thẳng, phức tạp
C. Hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới, ổn định hòa bình toàn cầu
D. Khiến quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ dần thay đổi theo chiều hướng đối đầu nhau.
Câu 9. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) đã có ảnh hưởng tích cực đến tình
hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. Liên Xô và Mĩ vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh.
B. thay đổi mô hình trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. thúc đẩy chiến tranh thế giới thứ hai sớm kết thúc.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu nhau gay gắt.
Câu 10. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trong những xu thế của thế giới là
A. hòa hoãn, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. hình thành trật tự thế giới mới đơn cực.
C. ráo riết chuẩn bị chiến tranh toàn cầu.
D. hạn chế tình trạng cạnh tranh giữa các nước.
Câu 11. Trong trật tự thế giới đa cực, hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất là
A. Nhật Bản và Trung Quốc B. Mỹ và Trung Quốc
C. Nhật Bản và Ấn Độ
D. Liên bang Nga và Ấn Độ
Câu 12. Sau Chiến tranh lạnh, các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hòa hoãn, đối
thoại, hợp tác chủ yếu là do
A. trật tự hai cực I-an-ta đã được xác lập B. nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế
C. kinh tế Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng D. Mỹ và Liên Xô hạn chế chạy đua vũ trang
Câu 13. Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập.
B. Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Câu 14. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tổ chức nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong
trật tự thế giới đa cực?
A. Liên minh châu Âu B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương D. Diễn đàn hợp tác Á-Âu
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới đa cực trong quan hệ quốc tế?
A. Là trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.
B. Phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
C. Là trật tư thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau.
D. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xu thế đa cực.
Câu 16. Đọc các thông tin sau:
“G20 (…) chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20)
“Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989, hiện có 21
thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62%GDP và gần 50% thương mại thế giới”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr.20)
Cả hai đoạn thông tin trên đều phản ánh đặc điểm nào sau đây của trật tự thế giới đa cực?
A. Vai trò ngày càng gia tăng của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.
B. Những thời cơ và thách thức đặt ra cho các nước trong trật tự thế giới đa cực.
C. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan với các cường quốc khác.
D. Quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các cường quốc trong trật tự thế giới đa cực.
Câu 17. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi
chiến tranh lạnh chấm dứt là
A. sự hình thành và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa
B. sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học-công nghệ
C. cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc.
D. cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.
Câu 18. Từ năm 2015 đến nay, Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển dựa trên 3 trụ cột
chính là chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội và A. tiền tệ
B. đối ngoại C. kinh tế D. quân sự
Câu 19. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ
B. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực.
C. Khủng hoảng năng lượng thế giới
D. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 20. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và
đầy trở ngại là do tác động từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Các nước có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều.
B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN không phù hợp.
C. Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa các nước
D. Tác động của trật tự hai cực I-an-ta và chiến tranh lạnh.
Câu 21. Năm 1997, văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN đã được thông qua?
A. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.
B. Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
C. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua. D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 22. Sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển là một trong những thách thức của Cộng đồng
ASEAN trên lĩnh vực nào sau đây? A. Quân sự B. Chính trị C. Kinh tế D. Văn hóa
Câu 23. Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua đã đáp ứng được nguyện vọng của các quốc
gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á
A. gắn kết, hữu nghị, ổn định và hợp tác.
B. nhất thể hóa, không có cạnh tranh.
C. không có sự chênh lệch về trình độ phát triển.
D. không chịu ảnh hưởng của các cường quốc.
Câu 24. Nội dung nào sau đây là cơ sở để thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN?
A. Những thành tựu trong việc xóa bỏ hàng rào thuế quan.
B. Các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN đã thực hiện.
C. Sự tương đồng về năng lực sản xuất giữa các nước.
D. Các yếu tố cạnh tranh trong kinh tế đã bị xóa bỏ.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
1. Bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên;
2. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
3. Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;


zalo Nhắn tin Zalo