Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức 2024 (Đề 3)

53 27 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Giữa kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 12 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(53 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 12 Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Ngày 1-1-1942, đại diện 26 nước Đồng minh chống phát xít họp tại Oa-sinh-tơn (Mỹ) đã kí kết văn kiện nào sau đây?
A. Hiến chương Liên hợp quốc B. Chương trình nghị sự 2030
C. Tuyên bố Liên hợp quốc D. Tuyên ngôn nhân quyền
Câu 2. Mục tiêu nào sau đây được tổ chức Liên hợp quốc chú trọng và là cơ sở đề thực hiện các mục tiêu còn lại?
A. Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới
B. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thế giới
D. Trung tâm điều hòa hoạt động của các quốc gia
Câu 3. “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải
đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có”
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
Đoạn tư liệu trên phản ánh nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Từ bỏ đe dọa bằng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
Câu 4. Theo quy định của Hội nghị Ianta, các vùng của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây là
A. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á.
B. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây
C. Đông Bắc Á, Tây Á, Nam Á.
D. Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á.
Câu 5. Theo quyết định của hội nghị Ianta ( 2-1945), Trung Quốc
A. thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô B. thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ
C. trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ D. trở thành quốc gia phong kiến quân phiệt
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Sự khủng hoảng, suy yếu và tan rã của Liên Xô
B. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc thế giới
C. Nhật trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới
D. Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới
Câu 7. Hội nghị Ianta (2-1945) không quyết định
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. Thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. Đưa quân Đồng minh vào Đông Duơng giải giáp quân đội Nhật Bản.
Câu 8. Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động nào sau đây đối với thế giới?
A. Thủ tiêu tận gốc nguyên nhân gây ra chiến tranh.
B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc.
C. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hòa bình.
D. Phát triển quan hệ hữa nghị giữa hai phe đối lập
Câu 9. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ năm 1991 đã
A. làm gia tăng vai trò của một số cường quốc mới nổi
B. tạo cho Mỹ có một ưu thế tuyệt đối và lâu dài.
C. chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột trên toàn cầu.
D. đưa Mỹ trở thành cường quốc duy nhất trên thế giới
Câu 10. Sau khi trật tự hai I-an-ta sụp đổ, quốc gia nào sau đây ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực? A. Liên bang Nga B. Mỹ C. Nhật Bản D. Ấn Độ
Câu 11. Trật tự đa cực được hình thành vào đầu thế kỉ XXI sau khi trật tự thế giới nào sau đây bị sụp đổ?
A. Trật tự nhất siêu, nhiều cường B. Trật tự đơn cực
C. Trật tự hai cực I-an-ta
D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn
Câu 12. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là
A. Hợp tác văn hóa là xu thế chủ đạo.
B. Hai siêu cường Xô-Mĩ đối thoại, hợp tác.
C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. D. Hai siêu cường Xô-Mĩ đối đầu gay gắt.
Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị
khác nhau sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Giảm dần sự cạnh tranh về kinh tế.
B. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
C. Hòa hoãn, đối thoại, cùng phát triển.
D. Giảm dần cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế
sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Các nước giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình.
B. Các nước xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
C. Các nước liên minh với nhau hình thành các tổ chức quân sự lớn ở các châu lục.
D. Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại đa phương hóa.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vị thế của Mỹ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Là nước có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới.
B. Là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.
C. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới.
D. Vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm khác biệt giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an- ta?
A. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.
B. Hòa bình, đối thoại, hợp tác là xu thế chủ đạo.
C. Hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.
D. Các nước tập trung phát triển quân sự là trọng điểm.
Câu 17. “Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20).
Thông tin trên phản ánh đặc điểm gì trong xu thế đa cực hiện nay?
A. Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.
B. Mâu thuẫn đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc trong xu thế đa cực .
C. Mỹ dần mất vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong xu thế đa cực.
D. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong trật tự thế giới đa cực.
Câu 18. Năm 1967, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập?
A. Cộng đồng than- thép châu Âu
B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN)?
A. Một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập.
B. Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực có hiệu quả.
C. Các cường quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã hoàn toàn kết thúc.
Câu 20. Nội dung nào sau đây có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN?
A. Những tác động của cuộc chiến tranh lạnh ở Đông Nam Á.
B. Xu thế hòa hoãn Đông -Tây và toàn cầu hóa đang diễn ra.
C. Sự xác lập và phát triển của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
D. Nguyện vọng, nhu cầu hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Câu 21. Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng
đồng Kinh tế và Cộng đồng A. Đối ngoại-Tiền tệ B. Văn hóa-Xã hội C. Thể thao-Du lịch D. Giáo dục-Công nghệ
Câu 22. Năm 2020, tổ chức ASEAN đã có hoạt động nào sau đây?
A. Thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
B. Kết nạp Đông Ti-mo là quốc gia thành viên thứ 11.
C. Tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 23. Văn kiện nào sau đây đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Cộng đồng ASEAN? A. Tuyên bố Ba-li I
B. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập C. Hiến chương ASEAN D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 24. Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN?
A. Cộng đồng ASEAN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài.
B. Sự tương đồng về thể chế chính trị là cơ sở thành lập Cộng đồng ASEAN.
C. Quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN không chịu tác động từ bên ngoài.
D. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được đề ra ngay khi thành lập tổ chức.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau về quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc Thời gian Sự kiện 1-1-1942
Đại diện 26 nước đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập một


zalo Nhắn tin Zalo