Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (Đề 10)

424 212 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(424 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những
cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ
của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình
cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này,
tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.
Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ
lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về
dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông
tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói
là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên
thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà
ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.
Khoảng năm… cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không
do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện,
trong đó thời gian cũng cần.
Khi lớn lên, tôi chẳng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi
cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.
Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt. Thỉnh
thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư
cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa
nhiều tình thương cùng với âu lo.
Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành,
được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà
tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp
nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc
trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.
Năm bảy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.
Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về. Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn
cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt
với sự kiện này. Mấy đứa con tôi còn bé. Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy
nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức. Bấy giờ đang có chiến tranh. Tuy thế, ở trong
gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ,
trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.
Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời
cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả
nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười
hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo:
“Không để thế được”. Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui.
Làng tôi tuy gần thành phố nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ. Đúng một tháng
sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình […].
(2) Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký”. Cha tôi bảo:
“Không!”. Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Trên phố dạo này nhiều người nuôi
chim hoạ mi, chim vẹt. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha tôi
bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và
cả cô Lài (ông Cơ và cô Lài là hai bố con được Thủy cho ở trong nhà như người
giúp việc) cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ
tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ.
Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi
không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi
bảo: “Tại mẹ lẫn”. Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của
tôi ít gần ông nội. Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng
bận. Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang cho ông đọc”. Cái Mi cười. Còn cái
Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc”. Hai đứa bảo: “Thế thì
không có”. Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn
chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.
Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công
nghiệp. Trông ông không vui. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “ông Cơ và
cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” Tôi
bảo: “Để con hỏi Thủy”. Vợ tôi bảo: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha
là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. Cha tôi không nói năng gì. Cha tôi
nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú.
Vợ tôi bảo: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức”. Cha
tôi cười: “Chẳng có gì đâu… cha chỉ viết thư. Thí dụ: “Thân gửi N. tư lệnh quân
khu… Tôi viết thư này cho cậu… Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết
mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã
từng mơ ước v. v… Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột
mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v… Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được
công tác dưới quyền của cậ u v.v… “. Cha viết như thế được không?”. Tôi bảo:
“Được”. Vợ tôi bảo: “Không được!”. Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình”.
(Nguyễn Huy Thiệp, Tướng về hưu, https://vanvn.vn)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định người kể chuyện và đề tài được đề cập trong văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Những biểu hiện nào trong phần (2) cho thấy nhân vật “cha tôi”
lạc loài ngay trong chính gia đình mình?
Câu 3 (1,0 điểm): Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp qua đoạn trích trên.
Câu 4 (1,0 điểm): Nếu là con trai của ông Thuấn trong câu chuyện, bạn sẽ làm gì khi bố được về hưu?
Câu 5 (1,0 điểm): Văn bản thể hiện giá trị nhân sinh nào? Em có đồng tình với quan điểm đó không?
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều
viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện
ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm. HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
- Người kể chuyện trong văn bản trên là: người kể chuyện 1
hạn tri/ nhân vật “tôi”. 1,0 điểm
- Đề tài: người lính thời hậu chiến (sau năm 1975).
Những biểu hiện trong phần (2) cho thấy nhân vật “cha tôi”
lạc loài ngay trong chính gia đình mình:
- Điều mà ông cho là lẽ sống bị con cái xem là “bình quân” -
cào bằng, không phù hợp.
- Bị con dâu ngăn cản việc ông muốn ở một phòng dưới dãy 2 1,0 điểm
nhà ngang giống như vợ (bà bị lẫn nặng).
- Không tìm được tiếng nói chung với các cháu nội.
- Dù người con dâu nói “về hưu cha vẫn là tướng”, nhưng
ông vẫn bị nhạt nhòa, thụ động, có phần lệ thuộc trước quyền năng của cô con dâu. 3
HS trình bày nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn 1,0 điểm
Huy Thiệp. Có thể theo hướng:
- Câu chữ gãy gọn, súc tích.
- Đa phần là câu đơn, gọn, chắc.


zalo Nhắn tin Zalo