Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (Đề 3)

172 86 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(172 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: THƯƠNG QUÁ RAU RĂM (Nguyễn Ngọc Tư)
Ông Tư Mốt chỉ cái dải xanh mù mù trong mưa, bảo cù lao Mút Cà Tha
kìa. Văn ờ, nói thấy xa quá chú ha. Ông cười, gạt ngang, xa gì, đây tới đó
mấy hồi. Rồi chiếc xuồng máy nhỏ mong manh rập rờn đi trong giông
gió. Người thành phố ngồi ngấm cái "mấy hồi" của ông già, mừng tủi
thấy màu xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt (mà sau mới biết mình mừng hụt).
…. Ông Tư kè chiếc xuồng vô sau, giậm chân giậm cẳng bứt đầu gãi tóc
như thể mình vừa lỡ tay làm nên cơn giông chiều nay. Bởi ông biết rằng,
mưa gió kia, sóng nước mênh mông kia và cả màu chiều đang lịm dần kia
sẽ làm cho người bác sĩ trẻ này thất vọng. Bác sĩ thứ sáu về làm việc ở
trạm xá cù lao. Năm người trước đã ra đi, đi vì không chịu nổi thiếu thốn. Và buồn.
Lược một đoạn: Nhà cửa ở cù lao nằm thưa thớt. Bên đường thấp
thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn ,bị sốt
xuất huyết…Người cù lao hiểu biết nhiều, nhưng vẫn còn chuyện rủi
may, còn người bị rắn độc cắn, chết trên đường ra bệnh viện huyện. Hôm
ấy, trưởng ấp Tư Mốt tuyệt vọng nắm chặt hơi thở cuối của ông bạn láng
giềng trong tay, tuyệt vọng thấy nó tan đi, ông về nhà viết lên tường trạm
xá "Cương quyết chỉ chết vì già”.
Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương.
Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt
khẹt (để chút âm thanh cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm,
họ sực nhớ phải về quê lấy vợ lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực
nhớ tội nghiệp ba má đã già…Và họ từ giã cù lao. Ông Tư Mốt ờ ờ ra
chiều thông cảm vẻ mặt cố tỏ ra không buồn nhưng hàm râu xuôi xị. Họ
ngoắc đò đi rồi ông còn đứng mãi trên bến, nghĩ giận đám trẻ cù lao đã
được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về.
Nên ông bảo với bốn mươi cái nóc gia sống trên Mút Cà Tha, “Bất cứ
người xứ lạ nào đến làm việc ở đất cù lao đều quý, mình phải đối xử cho
tử tế, thiệt tử tế”. Gặp Văn lần đầu tiên, ông nghĩ ngay, phải giữ thằng
nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông
nghĩ là mình có cách, không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với
người. Thì ông đã rịt chân mấy cô giáo cho đám trẻ ở cù lao đấy thôi…
Lược một đoạn: Ông Tư Mốt tìm mọi cách để giữ chân Văn lại làm việc
ở cù lao, nhưng cuối cùng thì tình nghĩa của ông và mọi người cũng
không đủ sức níu giữ Văn.
Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong
lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. Văn không từ giã ông
một lời, để nói cháu về vì má cháu đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y
tế huyện một tí rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang
cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm trí ông đã vẫy tay để chào xa mãi. […]
(Theo Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2010, tr17-26)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể của văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra những từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong văn bản.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau:
Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong
lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn.
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét của anh/chị về tình cảm của tác giả qua văn bản trên.
Câu 5 (1,0 điểm): Từ cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của những con
người ở cù lao Mút Cà Tha trong văn bản trên, anh/chị hãy cho biết: Nhà
nước cần phải có những chính sách để thu hút trí thức trẻ về công tác ở
vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo không? Vì sao? (Trình bày ý kiến của
anh/chị trong khoảng 5 − 7 dòng).
Phần 2: Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày về vấn đề: trách nhiệm của tuổi trẻ đối
với quê hương, đất nước. HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Ngôi kể thứ 3. 1,0 điểm 2
- Những từ ngữ Nam Bộ: Mấy hồi, xuôi xị, ngó bộ… 1,0 điểm
- Biện pháp tu từ so sánh: Trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua một ván bài lớn. - Tác dụng: 3 1,0 điểm
+ Giúp câu văn giàu hình ảnh, tăng sức gợi.
+ Nhấn mạnh sự thất vọng, xót xa của ông Tư Mốt khi Văn bỏ về thành phố.
Tình cảm của tác giả: Ngậm ngùi, thương cảm về cuộc sống 4
khó khăn và thiếu thốn đủ bề của người dân ở cù lao Mút Cà 1,0 điểm Tha.
Học sinh có thể trình bày ý kiến riêng của bản thân là có 5
hoặc không nhưng phải có lí giải phù hợp, không vi phạm 1,0 điểm
chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Phần 2: Viết (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết 0,5 điểm
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Trình bày về vấn đề: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê 0,5 điểm hương, đất nước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,0 điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối
với quê hương đất nước. (Một trong những điều mà tuổi trẻ
hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối
với quê hương đất nước.)
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc
gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài a. Giải thích
Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách
nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là
một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến
nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc


zalo Nhắn tin Zalo