Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (Đề 4)

220 110 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 14 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(220 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Chạng vạng, tôi xếp đồ
bỏ vô túi quẩy đi. Mới đầu tôi tính đi xa thiệt là xa kìa, nhưng nghĩ lại tôi
đi xa thì ba mẹ tôi làm sao kiếm gặp. Ba mẹ tôi dứt khoát phải suy nghĩ
về thái độ quá khắt khe của mình khi thấy thằng con quý tử đang lăn lóc
vỉa hè. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ
cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]
Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.
[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:
- Mầy đi đâu mà ngồi đây?
Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm: - Đi bụi đời Nó chê liền:
- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.
Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra
chiều không chấp. Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó.
Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới: - Sao kỳ vậy?
Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.
- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.
- Là sao?- tôi chưng hửng.
- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi
không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao tên Lụm đó. - Sạo hoài.
Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:
- Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn?- Nó chìa ra cái mặt như chàm
cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắng hoe hà, tao nằm
khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói qúa tao mới khóc, tao khóc
rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh
mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bánh mì cho tao
trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi,
nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một
miếng sữa nào hết, hay chưa? […]
- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi:
- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.[…]
Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt (trời, bị
đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!
Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:
- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.
- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên
trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể
nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai
mốt bị rầy, bị đòn cho đã. […]
Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở
về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi
khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba
mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt
nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi
lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay.
Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:
- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.
Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn
ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.
- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.
Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước
mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh: - Em về nghen, anh Lụm.
[…] Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:
- Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy!
Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “Bạn con. Anh Lụm.
Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi
đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi
ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước.[…]
(Trích Lụm Còi, Nguyễn Ngọc Tư)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định thời gian, không gian trong truyện.
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao thằng Lụm mong được ba mẹ đánh như nhân vật tôi?
Câu 4 (1,0 điểm): Đầu truyện, nhân vật tôi cố tỏ ra mình là người lớn,
gọi Lụm là “mày”. Nhưng đến cuối truyện, nhân vât tôi đổi cách xưng hô
với Lụm như thế nào? Việc đổi cách xưng hô đó nói lên điều gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Hãy rời xa gia
đình và sống cuộc đời như bạn muốn? Vì sao?
Phần 2: Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích
sau: Hai lần chết của tác giả Thạch Lam và Dì Hảo của tác giả Nam Cao. Đoạn trích 1: HAI LẦN CHẾT (Thạch Lam)
(Lược dẫn: Dung là con thứ bốn trong gia đình bị sa sút kinh tế. Nàng lớn
lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt của gia đình. Rồi bị mẹ già bán cho một
nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc.)
Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng
nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày.
Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả
biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì
ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.
Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:
- Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn
chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu. Rồi bà kể thêm:
- Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.
Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi
khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.
(Lược dẫn: Dung ăn trộm tiền của mẹ chồng để trốn về nhà nhưng bị mẹ
đẻ đay nghiến. Sáng hôm sau, mẹ chồng xuống tìm nàng.)
Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở
nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng
phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu
óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.
Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như
trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy giòng nước chảy.
Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu
đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.
Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một
làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.


zalo Nhắn tin Zalo