ĐỀ 7
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 20… – 20…
Môn: Ngữ văn – Lớp 8 ĐỀ SỐ 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0) điểm Bác ơi! Tố Hữu
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ 6 chữ B. Thơ 7 chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do
Câu 3. Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la
của chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
B. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
C. Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa
D. Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa
Câu 4. Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” nhà thơ sử dụng phép tu từ gì? A. Nói giảm nói tránh B. Nhân hóa C. Nói quá D. Hoán dụ
Câu 5 (0,5 điểm) Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là gì? Cảm xúc đó được bộc lộ như thế nào?
Câu 6 (1,0 điểm) Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản
với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?
Câu 7 (1,0 điểm) Xác định biện các pháp tu từ và tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
- Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
- Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Câu 8 (0,5 điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Bác ơi của Tố Hữu. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu
Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 C. Biểu cảm 0,5 điểm Câu 2 B. Thơ 7 chữ 0,5 điểm
B. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Câu 3 0,5 điểm
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Câu 4 A. Nói giảm nói tránh 0,5 điểm
Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là: Nỗi đau xót
Câu 5 lớn lao và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự 0,5 điểm kiện Bác Hồ qua đời.
Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì
tương phản với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gợi
Câu 6 bao nỗi day dứt về tính chất phi lí không thể chấp nhận 1,0 điểm
được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự
ra đi của Bác càng gợi bao nỗi đau xót nhức nhối tâm can.
- Câu thơ “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” đã tạo ra
sự so sánh cặp đôi không tương phản mà tạo ra sự trùng
điệp: “Đời tuôn nước mắt” – “trời tuôn mưa”. Người dân
khóc Bác không cầm được nước mắt, còn thiên nhiên trời
đất cũng thương khóc Bác theo cách của mình. Trời đất ở
đây được nhân cách hóa, để từ đó nỗi đau trở nên lớn lao,
Câu 7 đau xót vô hạn. 1,0 điểm
- Câu thơ “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!” đã sử dụng
biện pháp đảo ngữ (không nói vườn rau ướt lạnh, gốc dừa
ướt lạnh). Cách đảo ngữ đã tạo ra hiệu quả nhấn mạnh như
là một sự rùng mình trước tổn thất lớn lao ấy, tạo ra nỗi
đau thấm thía (cả thiên nhiên cỏ cây cũng lạnh lẽo thật ngậm ngùi, đơn côi).
Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng Câu 8 0,5 điểm
hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
Phần II. Viết (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều (đề 7)
2.5 K
1.3 K lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 8 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 8.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(2545 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 8
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ĐỀ 7
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
……………………..
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 20… – 20…
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0) điểm
Bác ơi!
Tố Hữu
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
ĐỀ SỐ 7
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 6 chữ
B. Thơ 7 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 3. Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la
của chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
B. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
C. Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa
D. Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa
Câu 4. Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” nhà thơ sử dụng phép tu từ gì?
A. Nói giảm nói tránh
B. Nhân hóa
C. Nói quá
D. Hoán dụ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 5 (0,5 điểm) Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là gì? Cảm xúc đó được
bộc lộ như thế nào?
Câu 6 (1,0 điểm) Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản
với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt cảm xúc của nhà
thơ?
Câu 7 (1,0 điểm) Xác định biện các pháp tu từ và tác dụng của chúng trong những
câu thơ sau:
- Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
- Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Câu 8 (0,5 điểm) Nội dung chính của bài thơ là gì?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Bác ơi của Tố Hữu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
C. Biểu cảm
0,5 điểm
Câu 2
B. Thơ 7 chữ
0,5 điểm
Câu 3
B. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
0,5 điểm
Câu 4
A. Nói giảm nói tránh
0,5 điểm
Câu 5
Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là: Nỗi đau xót
lớn lao và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự
kiện Bác Hồ qua đời.
0,5 điểm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 6
Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì
tương phản với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gợi
bao nỗi day dứt về tính chất phi lí không thể chấp nhận
được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự
ra đi của Bác càng gợi bao nỗi đau xót nhức nhối tâm can.
1,0 điểm
Câu 7
- Câu thơ “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” đã tạo ra
sự so sánh cặp đôi không tương phản mà tạo ra sự trùng
điệp: “Đời tuôn nước mắt” – “trời tuôn mưa”. Người dân
khóc Bác không cầm được nước mắt, còn thiên nhiên trời
đất cũng thương khóc Bác theo cách của mình. Trời đất ở
đây được nhân cách hóa, để từ đó nỗi đau trở nên lớn lao,
đau xót vô hạn.
- Câu thơ “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!” đã sử dụng
biện pháp đảo ngữ (không nói vườn rau ướt lạnh, gốc dừa
ướt lạnh). Cách đảo ngữ đã tạo ra hiệu quả nhấn mạnh như
là một sự rùng mình trước tổn thất lớn lao ấy, tạo ra nỗi
đau thấm thía (cả thiên nhiên cỏ cây cũng lạnh lẽo thật
ngậm ngùi, đơn côi).
1,0 điểm
Câu 8
Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng
hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
0,5 điểm
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc
một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Mở đoạn giới thiệu được tác giả và văn bản. Thân đoạn triển
khai các yếu tố về nội dung và nghệ thuật. Kết đoạn nêu được
cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.
0,25 điểm
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn bộc lộ cảm
nghĩ của em khi đọc bài thơ Bác ơi – Tố Hữu.
0,25 điểm
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song
cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở đoạn
Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật ở
dòng, khổ, đoạn và bài thơ.
2. Thân đoạn
Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay
nghệ thuật đã xác định ở mở đoạn.
- Nội dung:
Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng”
bằng thơ. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ
hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả,
giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên
mình. Đồng thời bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi
người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.
- Nghệ thuật:
4,0 điểm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc. Bài
thơ được viết theo thể thơ có tám tiếng, có nhiều hình ảnh so
sánh, phép chuyển nghĩa quen thuộc với tâm hồn người Việt,
đồng thời những câu thơ ấy cũng đạt đến sự cô đúc, chính xác
và giản dị như một chân lí.
3. Kết đoạn
Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội
dung hoặc nghệ thuật đã trình bày.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
tiếng Việt.
0,25 điểm
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có
giọng điệu riêng.
0,25 điểm
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu
cầu về kiến thức và kĩ năng.