Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Đề 7)

709 355 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(709 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 7)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:

Bức tranh của em gái tôi
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi
vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng
cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các
đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
- Này, em không để chúng nó yên được à?
- Mèo mà lại! Em không phá là được...
Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ,
thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các
đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong
túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do
nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho
màu đen nhọ nói vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi
làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Một hôm, chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé
Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, Mèo mừng quýnh lên. Mèo dẫn bạn ra
vườn, cho xem toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu. Chỉ thấy bé Quỳnh
thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì
đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra
vườn. Lúc trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Bố tôi ngây
người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! Và ông ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó
đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái
bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn
vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. (Theo Tạ Duy Anh)
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ đặt cho em gái cái tên là Mèo?
A. Vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
B. Vì em gái rất thích chơi với mèo C. Vì em gái tuổi mèo
D. Vì mặt nó rất giống chú mèo nhỏ.
Câu 2 (0,5 điểm). Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?
A. Lời người anh, ngôi thứ nhất
B. Lời người em, ngôi thứ hai
C. Lời tác giả, ngôi thứ ba
D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai
Câu 3 (0,5 điểm). Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai? A. Người em gái B. Người em gái, anh trai C. Bé Quỳnh D. Người anh trai
Câu 4 (0,5 điểm). Ai là người đã phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương? A. Bố tôi B. Chú Tiến Lê C. Bé Quỳnh D. Người anh trai
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Tìm 3 danh từ và 3 tính từ bắt đầu bằng tiếng chân.
a. Danh từ: chân dung,…
b. Tính từ: chân thành,…
Câu 6 (2,0 điểm) Xác định nghĩa của mỗi câu tục ngữ sau:
a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
b. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Em hãy viết chương trình cho hoạt động: Phát động phong trào
xây dựng tủ sách của lớp.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A A B B
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm)
a. Danh từ: chân dung, chân núi, chân đèn, chân trời.
b. Tính từ: Chân thành, chân thật, chân thực, chân chất. Câu 6 (2,0 điểm)
a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: ý muốn nói càng đi nhiều sẽ
càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn
sẽ thu đựic những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập.
b. Học ăn, học nói, học gói, học mở: là lời khuyên chúng ta cần biết cách
ăn uống sao cho thanh lịch, nói năng cho nhã nhặn và ứng xử cho khôn khéo, có chừng mực.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4.0 điểm):
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
– Chọn một hoạt động, xác định mục đích, thời gian, địa điểm.
– Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách.
– Dự kiến phương tiện, dụng cụ,... cần có.
Lưu ý: Ghi chép lại các nội dung đã chuẩn bị.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng
đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Bài làm tham khảo CHƯƠNG TRÌNH
“PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO XÂY DỰNG TỦ SÁCH CỦA LỚP” (1) Mục đích
– Hưởng ứng thực hiện văn hoá đọc sách, nói lời hay làm việc tốt cho học
sinh toàn trường và lớp học; tích cực học hỏi và làm điều hay, lẽ phải.
– Hạn chế thời gian theo dõi các thiết bị điện tử, chơi các trò chơi nguy
hiểm; có thêm không gian vui chơi và học hỏi lẫn nhau.
(2) Thời gian và địa điểm
– Thời gian: Từ 14 giờ 40 phút đến 17 giờ 10 phút ngày 05 tháng 05 năm 2025.
– Địa điểm: Phòng học lớp 4…. – Trường Tiểu học ………………….. (3) Chuẩn bị
– Xây dựng kế hoạch và họp bàn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ
nhiệm, ban cán sự lớp, các tổ trưởng, thành viên trong lớp – kết hợp cùng phụ huynh học sinh.
– Tìm nguồn đóng góp, ủng hộ sách cho tủ sách của lớp.
– Liên hệ đơn vị chịu trách nhiệm thi công, lắp đặt tủ sách cho lớp học
chi phí hợp lí với tài chính, không gian lớp học.
– Xây dựng nội quy đọc sách: thời gian được đọc sách, quy tắc xếp và
dọn dẹp tủ sách sau khi đọc xong; quy tắc phạt đền khi làm hỏng, rách, thất lạc sách;…
(4) Kế hoạch thực hiện Thời gian Nội dung Người phụ trách
14 giờ 40 – Học sinh di chuyển sang phòng khác,
GVCN giám sát; đơn vị thi công 15 giờ 30
đơn vị thi công lắp đặt tủ sách thực hiện


zalo Nhắn tin Zalo