Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Đề 9)

16 8 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(16 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Tài liệu bộ mới nhất

Mô tả nội dung:

(Đề 9)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Ong bắt dế
Trời nắng gắt. Một con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh trên nền đất.
Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe
xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp
mảnh vườn để tìm kiếm. Nó đến trước một tổ dế, đảo quanh một lượt, rồi
nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, lao nhanh xuống. Có tiếng ong kêu văng
vẳng “i… i…” và tiếng đôi càng dế bật “pách… pách…” ở tận sâu, sâu
lắm. Đột nhiên con dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt
ra, nhảy rúc vào đám cỏ.
Ong xanh đuổi theo. Nó giương đôi răng rộng riết chặt lấy cái gáy
cứng như áo giáp của con dế. Con dế nhe răng, bật càng đá hậu “tách…
tách…” Ong dán mình trên lưng dế. Dế cứ thế cõng ong chạy!
Dế đã thấm mệt. Ong cong người rít lên “i… i…” rồi thò cái nọc
dài, nhắm trúng cổ họng dế chích một phát. Con dế hung dữ bỗng chốc
mềm nhũn ra, đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ ong mới
buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở.
Ong cất cánh bay là là tìm lại cái lỗ dế ban nãy. Rồi nó ra sức vỗ
cánh kéo sền sệt con mồi trên mặt đất. Đến cái tổ cũ, nó kéo dế xuống.
Ong ở dưới đó một lúc lâu, đẻ trứng lên mình dế, tiêm thêm nọc bắt dế
“ngủ” cho đến ngày ấu trùng ong nở ra là có thức ăn ngay. Trở lên, ong
cào đất lấp lỗ lại, lấy đầu nén đất cửa tổ nhiều lần rồi bay đi.
Nó bay dưới ánh mặt trời xanh loang loáng như một đường đạn
lửa. Nó không biết là nó đã góp phần bảo vệ những vườn rau. (Thep Vũ Tú Nam)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, vì sao con ong thắng con dế?
A. Vì bản tính kiên trì và hung bạo. B. Nhờ có sự may mắn
C. Nhờ được sự giúp đỡ của bác chim cu gáy D. Vì hiếu chiến
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là từ ngữ miêu tả tiếng kêu của ong. A. “tách… tách…” B. “pách… pách…” C. “i… i…” D. “o… o…”
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải từ ngữ miêu tả ngoại hình của loài ong? A. Một con ong xanh biếc. B. To bằng quả ớt nhỡ.
C. Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc.
D. Cái gáy cứng như áo giáp
Câu 4 (0,5 điểm). Việc làm của ong đã mang lại lợi ích gì?
A. Góp sức giúp các chị kiến càng
B. Góp phần bảo vệ những vườn rau.
C. Góp phần tô điểm thêm cho môi trường
D. Giúp trừ khử bọn dế quái ác
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Sử dụng các từ nhà, đi, ngọt. để viết câu: - 01 câu theo nghĩa gốc
- 01 câu theo nghĩa chuyển:
Câu 6 (2,0 điểm). Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng
âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: a. Vàng: - Giá vàng
trong nước tăng đột biến - Tấm lòng vàng - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường b. Bay:
- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
- Đàn cò đang bay trên trời - Đạn bay vèo vèo - Chiếc áo đã bay màu
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A C D B
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) - Nhà
+ Ngôi nhà của Lan thật đẹp.
+ Anh chồng nhà tôi làm việc ở Viettel. - Đi
+ Bé Loan đang học cách bước đi.
+ Gia đình tôi sắp sửa đi du lịch. - Ngọt
+ Quả na này ngọt thơm quá.
+ Cô giáo của em có giọng nói ngọt ngào. Câu 6 (2,0 điểm) a. Vàng:
- Giá vàng: Từ có nhiều nghĩa (ý nghĩa gốc)
- Tấm lòng vàng: Từ có nhiều nghĩa (ý nghĩa bóng) - Lá vàng: Từ đồng âm b. Bay:
- Cầm bay trát tường: Từ đồng âm
- Đàn cò bay: Từ có nhiều nghĩa (ý nghĩa gốc)
- Đạn bay: Từ có nhiều nghĩa (ý nghĩa bóng)
- Bay màu: Từ có nhiều nghĩa (ý nghĩa bóng)
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4.0 điểm):
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
A. Mở Bài: Giới thiệu khái quát về quê hương và cảnh mặt trời mọc ở nơi đây B. Thân Bài
a. Tả khái quát về khung cảnh quê hương khi mặt trời chưa mọc
- Màn sương đêm vẫn còn bủa vây quanh xóm làng - Trời chưa sáng hẳn
- Một số ngôi nhà đã bắt đầu đỏ điện, khói bếp tỏa ra trên những mái nhà
- Yên tĩnh, chỉ thoáng nghe tiếng chim tỉnh giấc và lác đác tiếng gà gáy sớm
b. Tả cảnh mặt trời mọc - Thiên nhiên:
+ Bầu trời sáng dần lên
+ Mặt trời từ từ nhô lên sau đám mây dày đặc
+ Từng đàn chim bay đi kiếm ăn trên nền trời xanh
+ Cây cối, hoa lá thức giấc đón ánh bình minh, chào đón ngày mới
+ Chim chóc hót líu lo trên cành cây cao
+ Từng đàn trâu, đàn bò đi ra đồng - Con người
+ Mọi người ra đồng làm việc
+ Những cô cậu học trò vừa đi học vừa ríu rít chuyện trò rất vui vẻ
C. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân khi được chứng kiến cảnh mặt trời
mọc trên quê hương của mình
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng
đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo