Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo (Đề 2)

176 88 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Vật Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 13 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Vật lí 12 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Vật lí 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(176 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Đề 2
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến
câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.
B. Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.
C. Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử
chất đó khi ở thể khí.
D. Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.
Câu 2. Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần chỉnh nhỏ lửa lại bởi vì:
A. Để lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.
B. Để lửa nhỏ sẽ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của nước.
C. Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống.
D. Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hoá hơi.
Câu 3. Hãy chỉ ra phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất
nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về A. thể tích. B. khối lượng riêng.
C. kích thước của các nguyên tử.
D. trật tự của các nguyên tử.
Câu 4. Nội năng của một vật phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích của vật.
B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.
C. khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 5. Hãy tìm câu sai trong các câu sau:
A. Nhiệt độ là đại lượng được dùng để mô tả mức độ nóng, lạnh của vật.
B. Nhiệt độ của một vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.
D. Nhiệt độ của một vật là số đo nội năng của vật đó.
Câu 6. Chỉ số nhiệt độ của một vật khi ở trạng thái cân bằng nhiệt tính theo thang nhiệt độ
Celsius so với nhiệt độ của vật đó tính theo thang nhiệt độ Kelvin sẽ
A. thấp hơn chính xác là 273,15 độ.
B. cao hơn chính xác là 273,15 độ.
C. thấp hơn chính xác là 273,16 độ.
D. cao hơn chính xác là 273,16 độ.
Câu 7. Trong nhiều nghiên cứu khoa học về nhiệt hay về sự phụ thuộc của các đại lượng
đặc trưng của các vật liệu vào nhiệt độ... người ta thường tính toán ở các nhiệt độ khác
nhau nhưng nhiệt độ 300 K được chọn tính rất nhiều vì
A. 300 K là nhiệt độ mà nhiều chất xảy ra sự chuyển thể.
B. 300 K là nhiệt độ mà thực nghiệm dễ đo đạc và quan sát.
C. 300 K là nhiệt độ được coi như nhiệt độ phòng trong điều kiện bình thường.
D. 300 K là nhiệt độ chẵn nên dễ tính toán.
Câu 8. Khi đi tham quan trên các vùng núi cao sẽ có nhiệt độ thấp hơn nhiều dưới đồng
bằng, chúng ta cần mang theo áo ấm để sử dụng vì
A. mặc áo ấm để ngăn nhiệt độ cơ thể truyền ra ngoài môi trường.
B. mặc áo ấm để ngăn cơ thể mất nhiệt lượng quá nhanh.
C. mặc áo ấm để ngăn hơi lạnh truyền vào trong cơ thể.
D. mặc áo ấm để ngăn tia cực tím từ Mặt Trời.
Câu 9. Một bạn học sinh ở Hà Nội đi tham quan trên núi cao quan sát thấy khi đun cùng
một lượng nước đá đang tan trong cùng một ấm điện thì thời gian đun tới khi nước sôi ở
trên núi là ngắn hơn ở Hà Nội, điều này được giải thích là do
A. nhiệt dung riêng của nước ở trên núi cao sẽ thấp hơn ở Hà Nội.
B. nhiệt dung riêng của nước ở trên núi cao sẽ cao hơn ở Hà Nội.
C. nhiệt độ sôi của nước ở trên núi cao sẽ thấp hơn ở Hà Nội.
D. điện lưới được cấp ở Hà Nội mạnh hơn điện lưới cấp cho vùng núi cao.
Câu 10. Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là A. K. B. J. C. J/kg.K. D. J.kg/K.
Câu 11. Nhiệt dung riêng của một chất đang không ở trạng thái chuyển thể phụ thuộc vào
A. khối lượng của chất đó.
B. nhiệt độ hiện tại của chất đó.
C. thể hiện tại của chất đó.
D. nhiệt độ môi trường.
Câu 12. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau: Nhiệt dung riêng của một chất là
A. là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 °C kể cả trong trường
hợp việc tăng nhiệt độ như vật có thể làm thay đổi thể của nó.
B. là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 K mà không làm thay đổi thể của nó.
C. bằng nhiệt lượng toả ra khi 1 kg chất đó giảm đi 1 °C mà không làm thay đổi thể của nó.
D. là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 oC mà không làm thay đổi thể của nó.
Câu 13. Khi thép đang nóng chảy được làm nguội nhanh về nhiệt độ phòng sẽ giúp tăng
độ cứng cho thép và cách làm như vậy được gọi là tôi thép. Người ta có thể sử dụng nước
để làm hạ nhiệt độ nhanh cho thép đang nóng đỏ vì
A. nhiệt dung riêng của nước cao hơn nhiều so với của thép trong khi đó nhiệt độ sôi của
nước lại thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của thép.
B. nhiệt độ nóng chảy của nước thấp hơn nhiều so với của thép.
C. nước có khả năng bốc hơi rất nhanh khi gặp kim loại nóng.
D. sử dụng nước là do thói quen vì thật ra có thể để thép nóng đỏ trong không khí thì thép
cũng hạ nhanh về nhiệt độ phòng.
Câu 14. Khi đo nhiệt độ của một chất đang nóng chảy,
A. ta có thể xác định nhiệt dung riêng của chất đó.
B. ta có thể xác định nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.
C. ta có thể xác định được cả nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.
D. ta không thể xác định được nhiệt dung riêng hay nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.
Câu 15. Trong nhiều bài toán và thí nghiệm nghiên cứu về nhiệt, nhiệt lượng,... người ta
hay chọn mốc đo là 0 °C vì
A. 0 °C là nhiệt độ chuẩn được các nhà khoa học công nhận.
B. 0 °C là nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá khá lớn nên
việc tạo ra và duy trì môi trường thực nghiệm tại 0 °C rất thuận lợi cho các thí nghiệm.
C. 0 °C là nhiệt độ trong môi trường ngăn đá của tủ lạnh (hoặc tủ đông) nên việc chọn mốc
đo tại 0 °C rất thuận lợi cho các thí nghiệm.
D. 0 °C là nhiệt độ dễ tính toán.
Câu 16. Hàn thiếc là một phương pháp nối kim loại với nhau bằng một kim loại hay hợp


zalo Nhắn tin Zalo