Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 Kết nối tri thức (Đề 2)

170 85 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Vật Lý
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 13 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Vật lí 12 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Vật lí 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(170 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Đề 2
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến
câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Câu 2. Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy của một chất nào đó.
A. Xảy ra ở cùng nhiệt độ với sự hoá hơi.
B. Toả nhiệt ra môi trường.
C. Cần cung cấp nhiệt lượng. D. Xảy ra ở 100 °C.
Câu 3. Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi
có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ấm hơn nhưng
bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:
A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
B. Trong không khí có hơi nước.
C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về nhiệt lượng là không đúng?
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
C. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm hoặc giảm đi khi nhận được từ vật khác
hoặc truyền cho vật khác.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Độ biến thiên nội năng của một vật là độ biến thiên nhiệt độ của vật đó.
B. Nội năng được gọi là nhiệt lượng.
C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công.
Câu 6. Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Làm lạnh vật. B. Đưa vật lên cao. C. Đốt nóng vật.
D. Cọ xát vật với mặt bàn.
Câu 7. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng và sinh công thì A và Q trong biểu thức
U = Q + A phải thoả mãn điều kiện nào sau đây? A. Q < 0, A > 0. B. Q > 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q < 0, A < 0.
Câu 8. Hai hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt thì
A. chúng nhất thiết phải ở cùng nhiệt độ.
B. chúng nhất thiết phải chứa cùng một lượng nhiệt.
C. chúng nhất thiết phải có cùng khối lượng.
D. chúng nhất thiết phải được cấu tạo từ cùng một chất.
Câu 9. Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn A. 5 °C. B. 100 K. C. -250 °C. D. -273,15 °C.
Câu 10. Biết nhiệt dung riêng của gỗ là c = 1 236 J/kg.K, khi 100 g gỗ giảm nhiệt độ đi 1 K thì nó
A. cần nhận nhiệt lượng 124 J từ môi trường bên ngoài.
B. giải phóng một năng lượng bằng 124 J ra môi trường bên ngoài.
C. giải phóng một năng lượng bằng 12,4 J ra môi trường bên ngoài.
D. cần nhận nhiệt lượng 1 240 J từ môi trường bên ngoài.
Câu 11. Tra trong bảng nhiệt dung riêng của một số chất, người ta đọc được nhiệt dung
riêng của sắt là 440 J/kg.K. Điều này có nghĩa là
A. để làm nóng chảy 1 kg sắt cần 440 J.
B. để làm cho 1 kg sắt tăng nhiệt độ từ 0 °C đến 100 °C cần 440 J.
C. nếu lấy đi nhiệt lượng 440 J thì nhiệt độ của 1 kg sắt sẽ tăng thêm 1 °C.
D. nếu lấy đi nhiệt lượng 440 J thì nhiệt độ của 1 kg sắt sẽ giảm đi 1 °C.
Câu 12. Để làm nóng 1 kg nước lên 1 °C, cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là A. 1 000 J. B. 1 Wh. C. 1,16 Wh. D. 1 160 Wh.
Câu 13. Nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg của chất chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể
khí ở nhiệt độ xác định được gọi là A. nhiệt dung riêng. B. nhiệt hoá hơi riêng.
C. Nhiệt nóng chảy riêng. D. nhiệt hoá hơi.
Câu 14. Có hai bình giống hệt nhau, mỗi bình chứa 200 g nước lạnh ở cùng nhiệt độ.
Trong bình thứ ba, người ta đun sôi 200 g nước và nhúng vào đó một miếng sắt có khối
lượng 200 g được treo trên một sợi dây. Khi sắt nóng lên và có cùng nhiệt độ với nước sôi
thì cho nó vào bình thứ nhất, đồng thời đổ 200 g nước sôi vào bình thứ hai. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nước trong bình thứ nhất có nhiệt độ cao hơn bình thứ hai.
B. Nước trong bình thứ nhất có cùng nhiệt độ với bình thứ hai.
C. Nước trong bình thứ nhất có nhiệt độ thấp hơn bình thứ hai.
D. Nước trong bình thứ nhất có nhiệt độ lớn hơn hay nhỏ hơn bình thứ hai tuy thuộc vào
thể tích của miếng sắt.
Câu 15. Một ca nhôm có khối lượng 0,300 kg chứa 2,00 kg nước. Cho nhiệt dung riêng
của nước và nhôm lần lượt là 4,20.103 J/kg.K và 8,80.102 J/kg.K. Nhiệt lượng cần để đun
nóng nước từ 10,0 °C đến 70,0 °C có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 504 kJ. B. 15,8 kJ. C. 520 kJ. D. 619 kJ.
Câu 16. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.103 J/kg. Năng lượng được hấp thụ bởi
10,0 g nước đá để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng là A. 3,34.103 J.


zalo Nhắn tin Zalo