Đề thi giữa kì 2 Lịch sử & Địa lý 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2

214 107 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi giữa kì 2 Sử&Địa 6 Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 6.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(214 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Mức độ đánh giá ST Nhận Thông Nội dung Vận dụng VD cao T biết hiểu TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử 1 Nước Văn Lang 1 2 2 2 Nước Âu Lạc 1 2 2
Chính sách cai trị của các triều đại
phong kiến phương Bắc và chuyển 3 1 1/2 1 1/2
biến kinh tế, xã hội, văn hóa của
Việt Nam thời Bắc thuộc Tổng số câu hỏi 2 1/2 2 1/2 4 0 4 0 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Phân môn Địa lí 1
Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu 3 trên Trái Đất 2
Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến 3 1/2 1/2 đổi khí hậu 3
Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. 3 Nước ngầm, băng hà. 4 Sông và hồ 3 Tổng số câu hỏi 6 6 1/2 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 20% 20% ĐỀ BÀI
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Để tránh bị thủy quái làm hại, cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc đã A. xăm mình. B. nhuộm răng đen. C. không đánh bắt cá.
D. không di chuyển bằng đường sông.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang?


A. Vua Hùng đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho Vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng.
C. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc hầu đứng đầu.
D. Bồ Chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ (làng, xã).
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa.
B. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi.
C. Thắng lợi của kháng chiến chống Tần.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Chưa có quân đội và luật pháp.
B. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
C. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
D. Có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt.
Câu 5. Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh”
cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
B. Tinh thần nhân đạo, trọng chính nghĩa.
C. Cư dân thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa.
D. Hoạt động làm thuỷ lợi, chống thiên tai.
Câu 6. Kinh đô của nước Âu Lạc là
A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
B. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). C. Phú Xuân (Huế).
D. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
Câu 7. Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
A. quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
B. quân xâm lược Tần (cuối thế kỉ III TCN).
C. ách đô hộ của nhà Ngô (thế kỉ III).
D. ách đô hộ của nhà Đường (thế kỉ IX).
Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Âu Lạc?
A. Chưa có luật pháp và quân đội.
B. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
C. Hùng Vương đứng đầu đất nước.
D. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?
A. Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
B. Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.


C. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước âm mưu của Triệu Đà.
D. Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 10. So với thời Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?
A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 11. Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?
A. Lạc hầu, địa chủ Hán.
B. Lạc tướng, hào trưởng người Việt.
C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.
D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.
Câu 12. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ
phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. Truyền bá văn hóa, phong tục tập quán phương Bắc đối với người Việt.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm).
a. Trình bày chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc.
b. Tại sao các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt?
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là A. con người đốt nóng.
B. ánh sáng từ Mặt Trời.
C. các hoạt động công nghiệp.
D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
Câu 3. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí? A. Ẩm kế. B. Áp kế. C. Nhiệt kế. D. Vũ kế.
Câu 4. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng nào dưới đây? A. cao nguyên. B. đồng bằng. C. đồi. D. núi.


Câu 5. Biến đổi khí hậu có tác động tích cực nào dưới đây?
A. Lượng nước gia tăng tại các con sông.
B. Đa dạng số lượng các loài sinh vật.
C. Lượng mưa gia tăng ở vùng khô hạn.
D. Mở ra các tuyến đường thương mại trên Bắc Băng Dương.
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu? A. Dân số tăng nhanh.
B. Nhiệt độ không khí tăng.
C. Biến động trong chế độ mưa.
D. Gia tăng tốc độ tan băng.
Câu 7. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm A. 1/2. B. 3/4. C. 2/3. D. 4/5.
Câu 8. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ đâu? A. các dòng sông lớn. B. các loài sinh vật. C. biển và đại dương. D. ao, hồ, vũng vịnh.
Câu 9. Con người đã khai thác, sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và đời sống dưới dạng nào sau đây? A. Làm ao. B. Xây hồ. C. Đào giếng. D. Làm đập.
Câu 10. Hợp lưu là gì?
A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.
B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.
D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.
Câu 11. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ? A. Hồ Thác Bà. B. Hồ Ba Bể. C. Hồ Trị An. D. Hồ Tây.
Câu 12. Chi lưu là gì?
A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Thiên tai là gì? Trình bày các giai đoạn và biện pháp phòng tránh thiên tai?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-C 3-C 4-A 5-D 6-D 7-B 8-B 9-C 10-D 11-D 12-D


zalo Nhắn tin Zalo