Đề thi thử tốt nghiệp Hóa học trường THPT Lam Kinh lần 1 năm 2024

103 52 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Hóa Học
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 16 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Hóa học (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    3.3 K 1.6 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(103 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
ĐỀ THI THỬ TNTHPT NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LAM KINH
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút;
(Đề thi có 4 trang-40 câu trắc nghiệm)
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện
tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là A. phenol. B. ancol etylic. C. etanal. D. axit fomic.
Câu 2: Công thức của etyl axetat là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 3: Tripanmitin là một loại chất béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của tripanmitin là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 4: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột.
Câu 5: Chất nào sau đây là amin bậc một? A. CH3NHC2H5. B. (CH3)2NH. C. (C2H5)3N. D. C6H5NH2.
Câu 6: Chất nào sau đây là amino axit? A. Glyxin. B. Glucozơ. C. Metylamin. D. Tripanmitin.
Câu 7: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ tằm. D. Tơ capron.
Câu 8: Kim loại nào sau đây được điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Na B. Fe. C. Ca. D. Ba
Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại? A. Tính cứng. B. Dẫn nhiệt. C. Dẫn điện. D. Ánh kim.
Câu 10: Cho các ion sau: Cu2+, Ag+, Al3+ và Fe2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Cu2+. B. Ag+. C. Fe2+. D. Al3+.
Câu 11: Thành phần chính của đá vôi và vỏ các loài ốc, sò, hến là A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. BaCO3. D. MgCO3.
Câu 12: Khi đốt, bột nhôm cháy sáng trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt và tạo ra chất
rắn X màu trắng. Chất X là A. Al(NO3)3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AlCl3.
Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.
C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
D. Quấn sợi dây nhôm vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc đựng nước muối sinh lý.
Câu 14: Chất nào sau đây là muối axit? A. NaHCO3. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 15: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Mg. B. Ba. C. Na. D. Be.
Câu 16. Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Na+, K+. B. Ca2+, Mg2+. C. H+, K+. D. Na+, H+.
Câu 17: Hematit đỏ là loại quặng sắt có trong tự nhiên với thành phần chính là A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeS2.
Câu 18: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3. B. CrO. C. Cr2O3. D. Cr(OH)3.
Câu 19. Dung dịch chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. Glyxin.. B. Axit glutamic. C. Valin. D. Lysin
Câu 20. Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch có chất khí X không màu mùi hắc. Khi khuếch tán vào
bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit”. X là A. CO. B. SO2. C. H2S. D. CO2.


Câu 21: Cho 4 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)2, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng
được với kim loại Ba tạo kết tủa là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 22: Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ nhân tạo?
A. Xà phòng hóa chất béo lỏng.
B. Đề hidro hóa chất béo lỏng.
C. Hidro hóa chất béo lỏng.
D. Xà phòng hóa chất béo rắn.
Câu 23: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công
thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat. C. metyl axetat. D. etyl acrylat.
Câu 24: Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản
ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam bạc. Giá trị của m là A. 135. B. 108. C. 54. D. 270.
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 15,6 gam Al(OH)3 trong lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch chứa m
gam muối. Giá trị của m là
A. 21,36. B. 16,02. C. 13,35. D. 26,70.
Câu 26: Sơ đồ mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
Các chất X, Y, Z lần lượt là A. HCl, CaSO3, NH3 B. H2SO4, Na2CO3, KOH C. H2SO4, Na2SO3, NaOH D. Na2SO3, NaOH, HCl
Câu 27. Cho dãy chất gồm: glucozơ, phenyl fomat, tripanmitin, etyl acrylat, fructozo, saccarozơ, etyl fomat.
Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch trong
, thu được kết tủa bạc là: A. 3 . B. 2. C. 5 . D. 4 .
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hồ tinh bột tác dụng với I2 tạo hợp chất màu xanh tím.
B. Fructozơ và glucozơ là hai chất đồng đẳng.


C. Dung dịch saccarozơ không hoà tan được Cu(OH)2.
D. Oxi hoá glucozơ bằng H2 (Ni, t°), thu được sobitol.
Câu 29: Dẫn V lít hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro (đktc) qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm các
hiđrocacbon có tỉ khối so với He là 7. Cho Y qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, sau khi phản
ứng hòa tan, thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 14,5. Giá trị của V là A. 10,08. B. 11,2. C. 13,44. D. 14,56.
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(3) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(4) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(5) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 31: Cho 3,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng, thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 4,46. B. 5,19. C. 3,73. D. 4,23.
Câu 32: Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và
butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220
kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí “ga” của hộ gia
đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên? A. 30 ngày. B. 60 ngày. C. 40 ngày. D. 20 ngày.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp E gồm axit béo X (CnH2nO2) và triglixerit Y (CmH2m-10O6) bằng
oxi, thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết c + 3a = b). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 63,28 gam E cần
dùng 220 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng là A. 66,72 gam. B. 67,48 gam. C. 65,84 gam. D. 64,58 gam.
Câu 34: Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn
được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc, kim loại M là A. Al. B. Ca. C. Zn. D. Mg.


zalo Nhắn tin Zalo