Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn Sở GD&ĐT Phú Thọ năm 2024

122 61 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    4.5 K 2.3 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(122 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
(Đề thi có ___ trang) Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ......................................................................... MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học)
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:
“Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người
ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được
niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài
cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.

Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm
để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không
thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi
người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông
chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện
đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao
cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.’

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (TH). Tác giả bài viết định nghĩa như thế nào về cuộc sống?
Câu 3 (TH). Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Trong khi người khác bận rộn ở sở
làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác”.

Câu 4 (VD). Anh/Chị có đồng tình với quan niệm về “sống” và “tồn tại” của tác giả hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN
Câu 1 (VDC) Từ nội dung đoạn trích của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) suy nghĩ về ý kiến: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống. Câu 2. (VDC)
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về việc vận dụng chất liệu dân gian trong đoạn thơ của tác giả. 3
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về phương thức biểu đạt. Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Tác giả định nghĩa về cuộc sống: Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành
người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Câu 3
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. Cách giải: Gợi ý:
Biện pháp tu từ: Tương phản.
Tác dụng: Chỉ rõ, nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai lối sống. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh trình bày theo ý hiểu, có lý giải. Gợi ý:
- Đồng ý với nhận định của tác giả. - Lý giải:
+ Để có thể sống một cách đúng nghĩa, con người phải có nhiệt huyết, đam mê, có sự cố gắng, có sự
kiên trì làm việc, cống hiến.
+ Nếu con người chỉ đứng ở ngoài cuộc sống, chờ đợi người khác thì con người sống không khác
loài cây tầm gửi, hay nói cách khác sống ở đây chỉ đơn giản là để tồn tại. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống. * Bàn luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

- Kẻ đứng ngoài cuộc sống: là người không có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, luôn sống
thờ ơ, không cố gắng nỗ lực vì cuộc sống của chính mình.
- Không nên đứng ngoài cuộc sống bởi:
+ Con người cần sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình.
+ Không đứng ngoài cuộc sống giúp người ta có động lực, có cố gắng để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Không đứng ngoài cuộc sống giúp con người nắm bắt được cuộc sống của chính mình.
+ Không đứng ngoài cuốc sống là cách giúp con người sống có ý nghĩa hơn. ……..
* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động. - Liên hệ bản thân.
Học sinh chú ý đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho mỗi luận điểm của mình. Câu 2: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải:


zalo Nhắn tin Zalo