Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT DTNL năm 2024

417 209 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    14.4 K 7.2 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(417 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ ĐGCL ÔN KHỐI LẦN 2
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản:
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,

Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Chẳng có gì tự đến - Hãy đinh ninh.
(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn,
Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, năm 2020, trang 42)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Tìm trong văn bản những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con.


Câu 3. Anh/ chị xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ:
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa
với nuông chiều!”
của nhân vật trữ tình trong bài thơ không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay
trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông
Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh
canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực
bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân
Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo
lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có
lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã
thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra
Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch
chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu
nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi
Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui
như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi
rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố
nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng
đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 191)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó rút
ra nhận xét về cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.
…………….Hết…………..


SỞ GD &ĐT THANH HÓA HDC ĐỀ ĐGCL ÔN KHỐI LẦN 2
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 12
Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,75 2
Những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con: 0,75 - Quả ngọt - Hoa thơm. - Mùa bội thu. 3
Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: 1,0
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

-Biện pháp tu từ: so sánh:
-Tác dụng: Làm cho người đọc hiểu rõ hơn sự cần thiết của lối sống tự lập,
chăm chỉ và nghị lực vượt qua khó khăn để làm chủ cuộc sống; Làm cho ý thơ
thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn. 4
Bàn luận về quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!” 0,5
của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nếu không đồng tình
phải có lập luận thuyết phục.
- Đồng tình có thể lý giải:
+Nuông chiều đồng nghĩa với việc làm cho con ỷ lại, k rèn rũa được những
kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh để đối diện với xã hội; nương chiều dễ làm con
người k biết quý trọng những giá trị, k biết phân biệt đúng sai, dễ sa ngã, lầm đường lạc lối.
+ Mỗi con người ai cũng phải thoát ra khỏi sự bao bọc để trưởng thành, để
tự lập. Vì vậy thương con đồng nghĩa với việc hình thành, định hướng, tôi rèn
cho con những phẩm chất, năng lực để sống tốt hon giữa cuộc đời. II LÀM VĂN 7,0 1
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ ý 2,0
nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc tự mình vươn lên 0,25 trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
1,0
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về
ý nghĩa của việc tự mình
vươn lên trong cuộc sống.Có thể triển khai theo hướng:
- Ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống
+ Chủ động với cuộc sống của chính mình mà không phải dựa dẫm, trông chờ, ỉ lại.
+ Rèn cho bản thân tính tự lập, ý chí nghị lực, bản lĩnh
+ Người có ý thức tự vươn lên có kế hoạch làm việc, tự đặt ra những nguyên
tắc cho bản thân mình và cố gắng thực hiện nó .
+ Họ dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi
sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn.
+ Người tự vươn lên trong cuộc sống có thể khắc phục hạn chế của bản thân,
tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng.
+ Người biết tự vươn lên sẽ luôn biết tìm tòi và khám phá ra những yếu tố và
tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang làm.
+ Người biết tự vươn lên cũng là người không từ bỏ một cơ hội nào để đưa ra
những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm, không ngừng thử
thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được thành công...
+ Người tự vươn lên trong cuộc sống luôn được mọi người yêu quý và trân
trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi
người noi theo. Từ đó lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người xung
quanh, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ 5,0
đó nhận xét về cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Về hình tượng sông Đà trong đoạn trích; cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (0,25 điểm), tuỳ bút Người 0,5
lái đò Sông Đà và đoạn trích, nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm).
- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như
một áng tóc trữ tình.… rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.


zalo Nhắn tin Zalo