Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Lục Ngạn số 1 - Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 2 năm 2024

538 269 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Ngữ văn (từ Trường/Sở)

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    14.4 K 7.2 K lượt tải
    500.000 ₫
    500.000 ₫
  • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(538 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN Môn thi: NGỮ VĂN SỐ 1 (LẦN 2)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có ___ trang)
Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi:……
Số báo danh: ......................................................................... 1 MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Những cánh đồng trải dài xa tít
chị, em tôi bì bõm lùa vịt chiều nắng cháy rụi phía xa bờ rạ cũ gọi mùa đi
chao chát nỗi buồn trôi
(2) chân đất, đầu trần
hú gió đồng mải miết chị và tôi
nghe tiếng thở của sao, trăng… đầm đẫm nước khe khẽ cười


vịt đẻ dày - trong những đêm! vẫn đầy gió
cánh đồng tăm tắp nuốt chửng tuổi thơ mùi nắng rạ
vẫn mái lều tàn tạt gió bạt những chiều đông
vẫn cái sào làm cọc neo ghe bến sông bồi lở
nhớ vảng phèn mỏng mảnh chênh chao ...
(3) cha ngồi đầu ghe
vấn thuốc gò vê khỏi hoàng hôn
tuổi bốn mươi - nâu thẫm một mái nhà!
chị trôi tuột một thời xuân nữ
thầm thĩ cùng tiếng vịt buổi chạy đồng
tôi kìm hãm nỗi khát khao: Mẹ!
trong giấc mơ - kẹt bồ lúa tuổi thơ!
vãi rơi sau mùa gặt
chị và tôi và... những cánh đồng nhập nhòa
tiếng dầm lại khua
chiếc ghe bầu chông chênh
gọi những mùa ... đi!
(Trích Kí ức cánh đồng, Trần Huy Minh Phương, NXB Trẻ, 2021, tr.87)
Câu 1 (NB). Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (TH). Trong đoạn thơ thứ hai, cánh đồng trong ký ức của nhân vật tôi được miêu tả qua
những từ ngữ hình ảnh nào?
Câu 3 (TH). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những dòng thơ sau:
Chân đất, đầu trần
hú gió đồng mải miết chị và tôi
nghe tiếng thở của sao, trăng…đầm đẫm nước.
Câu 4 (TH). Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với con người và quê hương trong bài thơ.

II. LÀM VĂN:
Câu 1 (VDC). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những năm tháng tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn đối với cuộc đời mỗi người.
Câu 2 (VDC). Phân tích đoạn văn sau:
[…] Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người
tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc
trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành
trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bám âm
của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến
trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân
già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay
qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ
vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ
màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và
của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột
ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh
xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với
sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ
biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó
lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều
trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một
lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ...”. Lời thề ấy vang vọng
khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa
mãi mãi chung tình với quê hương Xứ Sở.[..]

Từ đó, nhận xét về cách nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với hình tượng sông Hương. 4


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các thể thơ đã học. Cách giải:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải:
Cánh đồng trong ký ức của nhân vật tôi được thể hiện qua những từ ngữ + hình ảnh: gió đồng, tiếng
thở của trăng sao, cánh đồng tăm tắp, mùi nắng rạ. Câu 3
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. Cách giải: Gợi ý:
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Tái hiện lại khung cảnh yên bình của cánh đồng trong kí ức tuổi thơ. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Học sinh tự đưa ra nhận xét của bản thân, có lý giải hợp lý. Gợi ý:
Tình cảm của nhân vật trữ tình với con người và quê hương trong bài thơ:
- Sự hoài niệm đầy nhớ thương của tác giả đối với con người và quê hương.
- Sự trân trọng, yêu thương con người và quê hương của tác giả. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


zalo Nhắn tin Zalo