SỞ GD&ĐT THANH HÓA
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
LẦN 1 NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 12 (ĐỀ CHÍNH THỨC)
Thời gian làm bài: 120 phút;
(Đề gồm có 06 câu; 02 trang)
Họ tên TS…………………………….Lớp……….SBD……………; Chữ ký của CBCT:…………
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ngày Cha ra trận
Chiếc ba lô rưng rưng
giọt máu của Người chưa bật khóc!
Cha nghe lại cuộc đời Mẹ lẻ loi
Cha nhận lại một thời trai trẻ vượt cạn bên ngực trái đất phương Nam phập phồng Cha tờ nhập ngũ
ngã xuống miệt vườn… bên ngực phải
buôn buốt tờ báo tử Bốn mươi năm sau và, bây giờ
Cha trở lại quê hương
một tấm vé hồi hương!
trên con tàu Thống Nhất
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc Cha ơi!
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về
Trong hình dung của con
Tấm vé tàu con mua cho cha
chiếc vé tàu Thống Nhất
cũng bình thường như bao tấm vé khác.
là tấm chứng minh thư của người lính Chỉ khác chiến trường
nó không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu ra đi là Cha
suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên
trở về cũng là Cha và không mất! ngồi thay Cha Một tấm vé tàu trên ghế mềm chỉ một
là chiếc ba lô đựng hài cốt!
đưa Cha về với Mẹ […] Mùa ngâu…
(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,
nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người Cha đã trở
thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện nào?
Câu 3. Vì sao trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất lại là “tấm chứng
minh thư của người lính chiến trường”?
Câu 4. Đoạn trích trên đã đem đến cho anh/chị bài học ý nghĩa gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là cống
hiến” (Peter Marshall).
Câu 2 (5,0 điểm)
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến
thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục
kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn
cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm
nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.
Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng
hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương
lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường
chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu
thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi
chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết
lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt
khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè
thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba
nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại
ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.
Thuyền vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong
cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được,
lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác
xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá,
nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang
cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy
ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.189-190)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân. ---Hết---
Thí sinh thực hiện nghiêm túc quy chế thi. CBCT không giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
LẦN 1 NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 12
(ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.75 2
Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người 0.75
cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện sau:
- Tấm vé không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu;
- Suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên;
- Ngồi thay Cha trên ghế mềm là chiếc ba lô đựng hài cốt. 3
Trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất là “tấm 1.0
chứng minh thư của người lính chiến trường”. Bởi vì “chứng minh
thư” hay còn gọi là chứng minh nhân dân, căn cước công dân là giấy
tờ tùy thân quan trọng bậc nhất của công dân Việt Nam, trong đó
có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm nhận
diện, lai lịch của người được cấp. Từ khi người con được sinh ra, con
chưa một lần được gặp cha bởi cha là một người lính. Rồi cha hi sinh
trên chiến trường. Hòa bình lập lại, chiếc vé tàu Thống Nhất mà người
con mua để đưa hài cốt của cha trở về quê hương cũng chính là “tấm
chứng minh thư”, là cách để người con nhận diện sự trở về, sự hiện hữu của cha mình. 4
Thí sinh có thể đưa ra cảm nhận riêng nhưng cần hợp lí, thuyết phục; 0.5
không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Dưới đây là gợi dẫn:
- Bài học về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những anh
hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc
sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân.
- Bài học về tình cảm gia đình, sự thành kính trân trọng, tình yêu và
niềm tự hào của người con dành cho cha,… II LÀM VĂN 7.0 1
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thước đo của 2.0
cuộc đời không phải là thời gian mà là cống hiến” (Peter Marshall).
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng
- phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của sống cống hiến
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ ý nghĩa của sống cống
hiến đối với cuộc đời mỗi người và đối với cộng đồng xã hội. Có thể
triển khai theo hướng sau: 0.25
* Giải thích: “cống hiến” là sự tự nguyện, tự giác đem tài năng, sức
lực của bản thân để đóng góp vào lợi ích chung của tập thể, từ đó kiến
tạo nên những giá trị tích cực, tốt đẹp cho cộng đồng. Câu nói của
Peter Marshall khẳng định ý nghĩa của sống cống hiến. Đây là một
đức tính tốt đẹp, đáng trân quý và cần được phát huy trong cuộc đời mỗi người. *Bàn luận: 0.5
- Cống hiến mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Cống hiến là
động lực cho sự phát triển và là yếu tố tất yếu làm nên thành công. Sự
cống hiến của con người có thể là lớn lao, vĩ đại, cũng có thể bắt đầu
từ những điều bình dị, nhỏ bé nhưng hữu ích, ý nghĩa hàng ngày.
- Cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Bởi khi ta sinh ra
đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết cống hiến để
xứng đáng với những gì được nhận. Sống cống hiến cũng là cách để
ta đánh thức những tiềm năng, năng lực bên trong bản thân, giúp ta
sống tận tâm hơn, tự tin, năng động và hạnh phúc hơn.
- Thước đo của cuộc sống chính là cống hiến. Sống cống hiến, sống
hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản thân mình.
- Thực tế, đã có biết bao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng, cao cả;
những con người sống tận tụy, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm,
góp phần điểm tô cho một xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp. (Lựa chọn
dẫn chứng tiêu biểu)
- Trong xã hội, đáng buồn đáng trách là vẫn tồn tại những người với
tư tưởng sống hẹp hòi, ích kỷ, vụ lợi, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với tập thể, cộng đồng. 0.25
* Bài học: Mỗi người cần phải luôn nỗ lực vươn lên, cần xác định
được vị trí, khả năng đóng góp của mình cho tập thể, cho cộng đồng
để sống đẹp hơn, sống tốt hơn, yêu đời hơn, trân trọng ý nghĩa cuộc sống mỗi ngày.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2
Cảm nhận về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích tác phẩm 5.0
“Người lái đò Sông Đà”. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát
hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Cảm nhận về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích; từ đó, nhận xét cái
nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo
các yêu cầu cơ bản sau:
Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn trường THPT Triệu Sơn 3 năm 2024
406
203 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(406 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)