SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG – LẦN 1 ĐỀCHÍNH THỨC TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2025 Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề
Đề thi gồm: 05 trang
Họ và tên thí sinh……………………………………………………… Mã đề: 104 Số báo danh
Cho biết: π = 3,14; T(K) = t(0C) + 273; R = 8,31 J. mol-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 270C. Giữ cho áp suất của khối khí không thay đổi, phải tăng
nhiệt độ của khối khí lên đến bao nhiêu độ để thể tích của nó là 12 lít? A. 870C B. 3600С C. 3000C D. 600C
Câu 2: Gọi k là hằng số Boltzmann. Ở nhiệt độ T (K), động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí lí tưởng
được tính bằng công thức nào sau đây? A. B. C. D.
Câu 3: Từ trường không tồn tại xung quanh A. nam châm. B. dòng điện.
C. điện tích chuyển động.
D. điện tích đứng yên.
Câu 4: Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các phân tử luôn tương tác với nhau.
B. Va chạm của các phân tử khí với nhau là va chạm mềm.
C. Các phân tử được coi là chất điểm.
D. Khối lượng các phân tử khí có thể bỏ qua.
Câu 5: Gọi A và Q lần lượt là công và nhiệt lượng mà hệ nhận được. Độ biến thiên nội năng của hệ được tính
bằng công thức nào sau đây? A. ΔU = A + Q. B. ΔU = A – Q. C. ΔU = Q – A D. ΔU = – A – Q.
Câu 6: Trong một động cơ điezen, khối khí (coi là khí lí tưởng) có nhiệt độ ban đầu là 320C được nén để thể
tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén bằng A. 651,50C B. 97,30C C. 924,50C D. 132,90C
Câu 7: Ở mặt hồ, áp suất khí quyển là 105 Pa. Một bọt khí ở đáy hồ có độ sâu 5
m nổi lên mặt nước thì thể tích của bọt khí tăng lên bao nhiêu lần? Giả sử nhiệt
độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau, khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3, lấy g = 10 m/s2. A. 1,5 lần. B. 1,6 lần. C. 1,2 lần. D. 2,0 lần.
Câu 8: Cho một khối lượng khí lí tưởng xác định biến đổi trạng thái. Phương trình trạng thái về mối liên hệ
giữa ba thông số trạng thái: thể tích (V), áp suất (p), nhiệt độ Kelvin (T) của khối khí là A. = hằng số. B. = hằng số. C. = hằng số. D. = hằng số.
Câu 9: Rải đều các mạt sắt lên mặt trên của đáy hộp. Đặt hộp lên một thanh nam
châm rồi gõ nhẹ vào thành hộp. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam
châm như hình bên được gọi là A. điện trường. B. từ phổ. C. từ trường. D. điện phổ.
Câu 10: Chất nào sau đây có thể tích xác định?
A. Chất rắn và chất lỏng. B. Chất khí.
C. Chất rắn và chất khí.
D. Chất lỏng và chất khí.
Câu 11: Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi,
Robert Brown đã nhận thấy
A. chúng chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng.
B. chúng có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
C. chúng luôn đứng yên.
D. chúng chuyển động không ngừng.
Câu 12: Thả một đồng xu có nhiệt độ t1, vào chậu nước có nhiệt độ t2. Năng lượng
nhiệt được truyền từ chậu nước sang đồng xu khi A. t1 = 2t2. B. t1 = t2. C. t1 > 2t2. D. t1 < t2.
Câu 13: Một bình chứa khí lí tưởng neon (Ne) có khối lượng riêng là 1,4 kg/m3. Biết căn bậc hai giá trị trung
bình của các bình phương tốc độ phân tử khí (
) là 450 m/s, Áp suất khí trong bình là A. 94500 Pa B. 632800 Pa C. 65200 Pa D. 967300 Pa
Câu 14: Một khối lượng khí lí tưởng xác định biến đổi trạng thái sao cho nhiệt độ không đổi. Áp suất của khối khí
A. tỉ lệ thuận với thể tích.
B. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích.
C. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích.
D. tỉ lệ nghịch với thể tích.
Câu 15: Một bình kín chứa N = 3,01.1023 phân tử khí helium. Số mol khí helium có trong bình là A. 0,4 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,5 mol.
Câu 16: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi 1 miếng sắt có khối lượng 2 kg ở nhiệt độ 5000C hạ xuống còn 400C. Biết
nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K. A. 534,6 kJ. B. 423,2 kJ. C. 520,5 kJ. D. 230,6 kJ.
Câu 17: Trong hệ tọa độ (p, V), hình nào sau đây là đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất p vào thể tích V
của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 1. B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 4.
Câu 18: Một khối lượng khí lí tưởng xác định biến đổi trạng thái sao cho áp suất không đổi. Gọi p 1, V1, T1 lần
lượt là áp suất, thể tích, nhiệt độ ở trạng thái 1; p2, V2, T2 lần lượt là áp suất, thể tích, nhiệt độ ở trạng thái 2. Hệ thức đúng là A. p1V1 = p2V2 B. p1V2 = p2V1 C. D.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí
sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Khi bắt đầu chu kỳ nén của một động cơ đốt trong thì một trong các xi-lanh chứa không khí có V1 = 500
cm3, áp suất p1 = 105 Pa và nhiệt độ t1 = 270C. Khi kết thúc chu kỳ, không khí đã được nén đến thể tích V2 = 45
cm3, áp suất là p2 và nhiệt độ t2 = 4670C. Biết khối lượng mol của không khí là 29 g/mol. Phát biểu Đúng Sai
a) Trong quá trình nén nhiệt độ không khí tăng thêm 440 K.
b) Khối lượng không khí có trong xi-lanh là 58,6 mg.
c) Áp suất khí cuối cùng chu kì nén là 27,4.105 Pa.
d) Mối liên hệ giữa các thông số trạng thái là
Câu 2: Một chiếc xe tải vượt qua sa mạc Sahara. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là 3,00C thì áp
suất khí trong các lốp xe là 3,41.105 Pa. Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến 420C. Coi khí trong lốp xe là khí lí
tưởng và có nhiệt độ như ngoài trời, thể tích của mỗi lốp xe không đổi là 1,50 m3. Phát biểu Đúng Sai
a) Số mol khí trong mỗi lốp xe là 273 mol.
b) Đến giữa trưa, áp suất của khí trong lốp xe là 3,89.105 Pa.
c) Các phân tử khí va chạm vào thành lốp gây ra áp suất khí lên lốp.
d) Nhiệt độ khi bắt đầu chuyến đi là 315 K.
Câu 3: Một học sinh sử dụng bộ thí nghiệm như hình 1 để tiến hành thí nghiệm khảo sát thể tích của một lượng
khí xác định theo nhiệt độ của nó ở áp suất không đổi 1,5 bar (1 bar = 105 Pa). Học sinh này thu được kết quả như bảng sau: Thể tích V (ml) 2,8 2,6 2,4 Nhiệt độ T (K) 350 325 300 Hình 1 Hình 2 Phát biểu Đúng Sai
a) Số mol khí sử dụng trong thí nghiệm là 1,20.10-4 mol
b) Giá trị trung bình của tỉ số V/T là 6.10-3 (ml/K).
c) Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa V và T có dạng như hình 2.
d) Thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 4: Người ta đun nóng chảy hoàn toàn 2 kg đồng (Copper) từ nhiệt độ ban đầu 300C. Biết đồng có nhiệt độ
nóng chảy là 10850C, nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng là 1,8.105 J/kg. Phát biểu Đúng Sai
a) Khi đang nóng chảy, nhiệt độ của đồng không đổi và bằng 10850C
b) Ở nhiệt độ độ nóng chảy, nhiệt lượng cần cung cấp để 2 kg đồng nóng chảy hoàn toàn là 6,3.104 J.
c) Khi nóng chảy các nguyên tử đồng nhận năng lượng để phá vỡ liên kết với các nguyên tử xung quanh.
d) Nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng 2 kg đồng từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ nóng chảy là 801,8 kJ.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Khi làm thí nghiệm, một học sinh đã đo được nhiệt độ của một cốc nước ấm là 550C. Trong thang
Kelvin thì nhiệt độ này ứng với bao nhiêu K?
Sử dụng thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2:
Một người mỗi nhịp thở hít vào 0,50 lít không khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ 270C. Biết khối lượng mol của
không khí là 29 g/mol, không khí có 21,0% số phân tử là oxygen.
Câu 1: Mỗi nhịp thở người này hít vào khối lượng không khí là bao nhiêu gam? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm) Đáp án
Câu 2: Mỗi nhịp thở người này hít vào số phân tử oxygen là x.1021. Giá trị của x là bao nhiêu? (Kết quả làm
tròn đến chữ số hàng phần mười) Đáp án
Sử dụng thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4:
Một quả bóng chuyền khi thi đấu có thể tích 4,85 lít và áp suất 1,3 atm. Sử dụng một cái bơm tay để bơm không
khí vào bóng, mỗi lần bơm đưa được 0,63 lít không khí ở áp suất 1 atm vào bóng. Bơm chậm để nhiệt độ không
đổi. Ban đầu trong bóng không có không khí.
Câu 3: Áp suất 1 atm tương ứng với x.105 Pa. Giá trị của x là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm) Đáp án
Câu 4: Số lần bơm bóng là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Đáp án
Câu 5: Đun 500 g nước đến 1000C thì nước sôi. Biết nước có nhiệt hóa hơi riêng là 2,26.106 J/kg. Để hóa hơi
hoàn toàn khối nước này ở 1000C thì nhiệt lượng cần cung cấp là x.106 J. Giá trị của x là bao nhiêu? Đáp án
Câu 6: Vành nhật hoa của mặt trời có nhiệt độ là 6.105 K. Lấy hằng số Boltzmann k
= 1,38.10-23 J/mol.K. Động năng tịnh tiến trung bình của mỗi nguyên tử heli trong
vùng này là x.10-18 J. Giá trị của x là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Đáp án
−−−−− HẾT −−−−−
Đề thi thử tốt nghiệp Vật lí 2025 Sở GD và DT Bắc Ninh
11
6 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2025 từ các Trường/sở trên cả nước.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(11 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)