Giáo án Bài 10 Sinh học 12 Kết nối tri thức: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính

121 61 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Sinh Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 28 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Sinh học 12 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(121 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: DI TRUYỀN GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm NST giới tính; di truyền giới tính.
- Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính.
- Giải thích được tỉ lệ lí thuyết giới tính trong tự nhiên thường là 1:1.
- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính ở người theo ý muốn.
- Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Morgan.
- Trình bày được cách bố trí thí nghiệm của Morgan, qua đó nêu được khái niệm di
truyền liên kết với giới tính.
- Vận dụng những hiểu biết về di truyền giới tính và liên kết với giới tính để giải
thích các vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: điều khiển giới tính trong chăn nuôi, phát
hiện bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp NST giới tính,...). 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác
và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và
quan sát phân tích các sơ đồ 10.1 – 10.2, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn
thiện các nội dung được phân công.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi
tóm tắt các ý chính đã đọc được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình
bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide
trước tổ, nhóm hoặc trước lớp). 1
○ Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp
với GV; biến phân công công việc hợp lí thông qua thảo luận tổ, nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
○ Đưa ra được mô hình minh họa hoặc sơ đồ tư duy để thuyết trình cho nội
dung mình được phân công chuẩn bị.
○ Đề xuất được phương pháp lai giống cây trồng thu được năng suất cao (có biến dị tổ hợp tốt).
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học:
○ Nêu được khái niệm NST giới tính; di truyền giới tính.
○ Phân tích được cơ chế di truyền xác định giới tính.
○ Giải thích được tỉ lệ lí thuyết giới tính trong tự nhiên thường là 1:1.
○ Nêu được khái niệm di truyền liên kết giới tính.
○ Nêu đặc điểm quy luật di truyền gene trên NST X và NST Y, giải thích.
○ Trình bày phép lai được dùng để phân biệt gene nằm trên NST thường và
gene nằm trên NST giới tính X không có allele tương đồng trên Y.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
○ Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Morgan.
○ Trình bày được cách bố trí thí nghiệm của Morgan và giải thích kết quả thí nghiệm của Morgan.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
○ Trình bày được quan điểm của bản thân về việc điều khiển giới tính ở người theo ý muốn.
○ Vận dụng những hiểu biết về di truyền giới tính và liên kết với giới tính để
giải thích các vấn đề trong thực tiễn (Ví dụ: điều khiến giới tính trong chăn
nuôi, phát hiện bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp NST giới tính,...). 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, có
niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học. 2
- Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự
hướng dẫn của GV; trung thực trong báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Trách nhiệm: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng
nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
- Sơ đồ minh họa cho các Hình 10.1 - 10.2 SGK/hình ảnh đặc điểm sinh học của
ruồi giấm, hình ảnh về các biến dị dễ quan sát ở ruồi giấm, vòng đời, bộ NST của
ruồi giấm, bộ NST của người.
- Giấy A0, bút lông nhiều màu, phấn màu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
- Đọc trước SGK, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm chuẩn bị
trước nội dung mình đảm nhiệm.
- Sưu tầm thêm ngoài SGK về thí nghiệm/cuốn sách Danh nhân thế giới kể về cuộc
đời thân thế, sự nghiệp của Morgan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về di
truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính.
b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3
- GV đặt vấn đề: Ở người, bệnh máu khó đông là một bệnh chảy máu di truyền gây ra do
giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu. Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy
máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ.
Người bị bệnh này thường là nam giới. Trong khi đó, người phụ nữ là người mang gene
bệnh, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 30 000 người mang gene bệnh máu khó đông.
Sơ đồ di truyền bệnh máu khó đông
(Theo Viện huyết học Truyền máu TW)
- GV đặt câu hỏi: Vì sao có rất nhiều phụ nữ mang gene bệnh máu khó đông nhưng
người bị bệnh này thường là nam giới?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, định hướng HS đến di truyền liên kết giới tính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học, rất nhiều bệnh có
thể được dự đoán và sàng lọc trước khi sinh như bệnh máu khó đông, bệnh mù màu đỏ -
lục, loạn lưỡng cơ Duchenne,... Vậy cơ sở của ứng dụng này là gì? Để có câu trả lời 4


zalo Nhắn tin Zalo