Giáo án Bài 22 Hóa học 12 Kết nối tri thức: Sự ăn mòn kim loại

43 22 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 12 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(43 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên.
- Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
- Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hóa đối với sắt
và thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hóa, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý
tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát
cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan
đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực
tiễn dựa trên kiến thức hoá học.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:
+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm
hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
+ Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.
- Năng lực nhận thức hoá học: 1
 Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên.
 Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
 Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hóa đối với
sắt và thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hóa, mô tả hiện tượng thí
nghiệm, giải thích và nhận xét. 3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có ý thức bảo vệ các đồ dùng bằng hợp kim trong gia đình để chống ăn mòn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh liên quan đến bài học, video về bảo
vệ sắt bằng ăn mòn điện hóa.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Hóa chất: Đinh sắt mới, dây kẽm, nước cất, nước máy (hoặc nước tự nhiên).
2. Đối với học sinh
- Tài liệu: SGK Hóa học 12.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về phản ứng oxi hóa –
khử, tính chất hóa học của kim loại,…) để chuẩn bị cho bài học mới; học sinh cảm
thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí
lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. 2
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung
kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS phán đoán được kim loại đã xảy ra quá trình oxi hóa hay khử khi bị ăn mòn.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.
GV yêu cầu HS dựa vào hình và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết
hiện tượng trong hình. Theo em, kim loại làm thân tàu bị oxi hóa hay bị khử?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Hiện tượng trong hình là ăn mòn kim loại. Kim loại bị oxi hóa.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Vỏ tàu biển bằng
thép để lâu trong tự nhiên thường bị ăn mòn. Để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn, người
ta thường phủ sơn lên vỏ tàu; phần vỏ tàu chìm trong nước biển thường được gắn 3
thêm tấm kẽm. Vậy, ăn mòn kim loại là gì? Để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn có thể
dùng những cách nào? Câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ được bật bí trong bài học
hôm nay Bài 22 – Sự ăn mòn kim loại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Xây dựng khái niệm ăn mòn kim loại
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim
loại, hợp kim trong tự nhiên; thực hiện được thí nghiệm ăn mòn điện hóa đối với sắt,
mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.
b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 102-103
và trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một
số kim loại, hợp kim trong tự nhiên; thực hiện được thí nghiệm ăn mòn điện hóa đối
với sắt, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Ăn mòn kim loại
- GV yêu cầu HS quan sát hình sau: 1. Khái niệm
- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy
kim loại hoặc hợp kim dưới tác
dụng của các chất trong môi
trường, trong đó kim loại bị oxi hóa.
- GV yêu cầu HS từ hình trên, kết hợp với liên hệ 2. Các dạng ăn mòn kim loại
thực tế, hãy cho biết: Ăn mòn kim loại là gì?
trong tự nhiên
- GV giới thiệu cho HS các dạng ăn mòn kim loại Tùy theo cơ chế của sự ăn mòn, trong tự nhiên.
người ta chia ăn mòn kim loại
- GV yêu cầu HS: Nêu ví dụ về ăn mòn hóa học thành hai loại: ăn mòn hóa học và trong đời sống. 4


zalo Nhắn tin Zalo