Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 8: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI,
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BÀI 33: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.
- Giải thích được tại sao cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.
- Trình bày được một số phương pháp bảo tồn và phục hồi sinh thái. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được
kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong
nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn, đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn, phục hồi sinh thái.
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học:
○ Phát biểu được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.
○ Giải thích được tại sao cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.
○ Trình bày được một số phương pháp bảo tồn và phục hồi sinh thái.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá. 1
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học
để đề xuất các biện pháp bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái; tuyên truyền, nâng cao
được nhận thức của HS về phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh vật. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
- Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu về sinh thái học phục hồi và bảo tồn, HS có
trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng sinh vật; tuyên truyền về
bảo tồn và phục hồi sinh thái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Kết nối tri thức. - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập.
- Hình 33.1 - 33.4; hình ảnh về các biện pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.
- Video về bảo tồn các loại san hô: https://youtu.be/Vkna9dVVHA4.
- Tài liệu về bảo tồn hệ sinh thái san hô:
https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-he-sinh-thai-san-ho-bai-3-cac-mo-hinh-
va-giai-phap-phuc-hoi-343392.html
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
- Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; sưu tầm tài liệu, hình ảnh, video về một số
biện pháp phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám
phá các kiến thức của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về quần xã sinh vật.
c. Sản phẩm học tập: 2 - Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Số liệu từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho thấy, từ tỉnh Quảng
Ninh đến tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 40 – 60% cỏ biển, 70% là rừng ngập mặn đã
biến mất và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá huỷ hoàn toàn, không có khả năng tự
phục hồi. Đáng chú ý, có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0 –
25%), 60% thuộc loại thấp (26 – 50%), 17% còn tốt (51 – 75%) và chỉ có 3% rất tốt
(dưới 75%). Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 –
2020 cũng chỉ rõ, hiện trạng rạn san hô ở vùng biển Việt Nam đã bị suy thoái từ mức rạn
phát triển trung bình (bậc 3) xuống mức rạn phát triển nghèo nàn (bậc 1, bậc 2). Theo
đó, hiện tượng suy thoái rạn san hô ở các khu bảo tồn biển nhẹ hơn các khu vực khác
khoảng từ 2 – 3 lần. Một số khu bảo tồn biển rạn san hô ở mức duy trì hoặc có xu hướng
tăng nhẹ trong 4 năm gần đây, điển hình như vịnh Hạ Long.
(Nguồn: Bảo tồn hệ sinh thái san hô - Bài 3: Các mô hình và giải pháp phục hồi,
Báo Tài Nguyên và Môi Trường)
- GV chiếu video: “Bảo tồn các loại san hô”, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi sau:
Tại sao con người cần phải bảo vệ các rạn san hô khỏi tác động xấu từ môi trường và
con người, đồng thời trồng lại nhiều rạn san hô đã bị chết hoặc suy thoái?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, và chốt đáp án. 3
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Các rạn san hô có vai trò quan trọng: đa dạng hệ sinh
thái, làm đê chắn sóng khi có bão, bảo vệ ven bờ chống xói mòn, có vai trò trong hỗ trợ
ngư nghiệp và du lịch,... Hiện nay, san hô ở Việt Nam đang có xu hướng bị suy thoái
nghiêm trọng, do đó, cần có các biện pháp lí, bảo tồn và phục hồi. Đây là một trong
những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, vậy ngoài hệ sinh thái san hô,
các hệ sinh thái khác cần được phục hồi và bảo tồn như thế nào? Để có câu trả lời cho
câu hỏi này, chúng ta cùng vào - Bài 33. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu mục I tìm hiểu Khái niệm sinh
thái học phục hồi và bảo tồn.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
I. KHÁI NIỆM SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK tr.175 -
176 và trả lời câu hỏi: Em hiểu gì về khái niệm 1. Khái niệm sinh thái học phục hồi
phục hồi sinh thái và sinh thái bảo tồn?
Sinh thái học phục hồi là khoa học
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
ứng dụng nguyên lí của sinh thái học
để đưa các hệ sinh thái đã bị suy
- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. thoái về trạng thái gần nhất với
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần trạng thái tự nhiên của nó. thiết).
2. Khái niệm sinh thái học bảo tồn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Sinh thái học bảo tồn là khoa học
ứng dụng sinh thái và sinh học tiến 4
Giáo án Bài 33 Sinh học 12 Kết nối tri thức: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật
13
7 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức năm 2025 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Sinh học 12 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(13 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)