Giáo án Bài 7 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (2024): Định luật Ohm. Điện trở

99 50 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Vật Lý
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Vật Lí 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Vật Lí 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Vật Lí 9 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(99 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Vật Lý

Xem thêm

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… Tiết: CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN
BÀI 7: ĐỊNH LUẬT OHM. ĐIỆN TRỞ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng
cản trở dòng điện trong mạch. 
Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: cường độ
dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó. 
Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở của
một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất). 
Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn. 2. Năng lực Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ
học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hành theo nhóm, tích cực
tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý
tưởng các nội dung học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế
hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống liên quan
đến ứng dụng của điện trở.

Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Hiểu được khái niệm điện trở, định luật Ohm.
+ Nêu được công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn, 
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Đề xuất, kiểm tra, dự đoán, thực hiện thí nghiệm để rút ra kết luận điện
trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch, định luật Ohm. 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức về điện trở tính được điện trở của một đoạn dây
dẫn trong trường hợp đơn giản. 3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. 
Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học. 
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:

SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy. 
Hình vẽ và bảng trong SGK: Hình ảnh sơ đồ mạch điện tìm hiểu
tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn, hình ảnh ảnh chụp biến trở,…  Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm:
+ Bộ (1): biến áp nguồn, đoạn dây dẫn R1 và R2 khác nhau, đèn (loại 3
V), các dây nối, công tắc và bảng lắp mạch điện.
+ Bộ (2): biến áp nguồn, đoạn dây dẫn R1 và R2, ampe kế, vôn kế, các dây
nối, công tắc và bảng lắp mạch điện.  HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Kích thích sự tò mò mong muốn tìm hiểu nội dung mới của
HS thông qua quan sát hoạt động của đèn pin khi vặn núm xoay và dự
đoán cấu tạo của đèn pin. Từ đó, HS xác định nhiệm vụ học tập của bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần
khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về định luật Ohm và điện trở.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh đèn pin (hình 7.1) cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr40): Vì sao có thể
điều chỉnh được độ sáng của chiếc đèn pin trong hình 7.1 bằng cách vặn núm xoay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, thực hiện thí nghiệm.
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn giải thích hiện tượng quan sát được. Gợi ý trả lời:
- Khi vặn núm xoay là thay đổi giá trị điện trở khi đó sẽ làm thay đổi giá
trị cường độ dòng điện chạy trong mạch điện của đèn pin làm thay đổi độ sáng của đèn pin.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài
mới: Cường độ dòng điện trong mạch phụ thuộc vào các yếu tố nào. Để
có thể đưa ra lời giải thích chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu bài học
ngày hôm nay - Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây
dẫn và mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn a. Mục tiêu:
- HS dự đoán được yếu tố ảnh hưởng đến cường độ dòng điện trong mạch điện.
- HS đề xuất được phương án thí nghiệm và tiến hành được thí nghiệm để
kiểm tra dự đoán về sự ảnh hưởng của các đoạn dây dẫn đến mạch điện
và mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
- HS nêu được nhận xét về tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn.
- HS nêu được nhận xét về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện với điện
trở và hiệu điện thế.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm theo nội dung SGK
và rút ra được tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn và mối liên
hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV
để HS nêu được tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn và mối liên
hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. TÁC DỤNG CẢN
- GV yêu cầu HS dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ TRỞ DÒNG ĐIỆN
dòng điện trong mạch điện và nêu căn cứ của dự đoán. CỦA ĐOẠN DÂY
- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. DẪN
- GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS, đề xuất - Đoạn dây dẫn có tác
phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ảnh hưởng dụng cản trở dòng
của các đoạn dây dẫn đến mạch điện và mối liên hệ giữa điện. Các đoạn dây
cường độ dòng điện và hiệu điện thế. dẫn khác nhau có tác
- GV đặt câu hỏi: Để kiểm tra về ảnh hưởng của các đoạn dây dụng cản trở dòng
dẫn đến mạch điện nếu lần 2 chúng ta thay đổi cả hiệu điện điện khác nhau.
thế và vật dẫn R2 thì có thể kiểm tra được dự đoán trong
trường hợp này hay không?
II. MỐI LIÊN HỆ
- GV chốt lại phương án kiểm tra sự ảnh hưởng của các vật GIỮA CƯỜNG ĐỘ
dẫn trong mạch đến cường độ dòng điện trong mạch điện. DÒNG ĐIỆN VÀ
- GV nêu nguyên tắc chung: Để kiểm tra xem cường độ dòng HIỆU ĐIỆN THẾ
điện có phụ thuộc vào một yếu tố nào đó (đoạn dây dẫn, hiệu HAI ĐẦU ĐOẠN
điện thế) hay không, ta chỉ thay đổi yếu tố cần kiểm tra và cần DÂY DẪN
giữ nguyên yếu tố khác. Do đó, để biết các vật dẫn trong mạch - Khi U tăng bao
có ảnh hưởng đến cường độ dòng điện trong mạch điện hay nhiêu lần thì I tăng
không, ra kiểm tra xem nếu thay một vật dẫn trong mạch thì bấy nhiêu lần hoặc
cường độ dòng điện trong mạch có thay đổi hay không. ngược lại.
- GV yêu cầu HS thực hiện Thí nghiệm 1 theo hướng dẫn - Tỉ số UI của một
trong nội dung Thực hành (SGK – tr40) để kiểm tra dự đoán đoạn dây dẫn luôn có
về sự ảnh hưởng của các đoạn dây dẫn đến mạch điện. một giá trị xác định.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr40)
Dựa vào độ sáng của đèn, em hãy:
a) So sánh cường độ dòng điện trong mạch khi dùng R1 và khi dùng R2.
b) Chứng tỏ các đoạn dây dẫn khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.


zalo Nhắn tin Zalo