Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
TIẾT…… : Đọc kết nối chủ điểm
ĐỐI TƯỢNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HÀI KỊCH I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những
nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ,
xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng, …
- Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của
tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của kịch đối với người
đọc và tiến bộ xã hội. 3. Về phẩm chất
Tôn trọng sự thật, hiểu ý nghĩa của niềm vui, tiếng cười trong đời sống và
trong nghệ thuật; có chủ kiến và năng lực đánh giá các vấn đề của đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ
bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em đánh giá hài kịch và bi kịch thể loại
nào sẽ làm khó người viết hơn? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nói về hài kịch có lẽ khó có ai qua mặt
được Mô-li-e. một người đã có đóng góp rất lớn trong việc nâng tầm giá
trị của hài kịch. Tuy nhiên hài kịch cũng có những sự khó khăn nhất định
và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua văn bản Đối tượng và những khó khăn
của hài kịch trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung văn bản.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Màn diễu hành – trình diện Quan thanh tra;
Thật và giả; Tiền bạc và tình ái để hiểu hơn vể chủ điểm Tiếng cười trên sân khấu.
b. Nội dung: GV tổ chức thực hiện phân tích các nội dung của bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi 1, 2, 3
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Đọc văn bản
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận. Câu 1:
Quan điểm của Mô-li-e (thông qua nhân vật Đô-răng) về đối tượng và những khó khăn của hài kịch:
– Đối tượng của hài kịch: Cái lố bịch, thói hư tật xấu của con người nói
chung; Cái lố bịch, thói hư tật xấu của con người đương thời, là đối tượng tượng đặc biệt.
– Những khó khăn của hài kịch: Dựng được những bức chân dung chân
thật, tức phải thật sự giống, thật sự tự nhiên; Gây được tiếng cười cho
những con người tử tế. Câu 2:
– “Con người tử tế” là người có lương tri, nhận thức đúng đắn về cuộc
sống, biết phân biệt phải trái, sống đúng đạo đức.
– Tiếng cười của “con người tử tế” thường ở cấp độ cao hơn, không chỉ là
cười giải trí, mà là cười trầm trồ, phản tỉnh trước cái phi lí, bất thiện, bất toàn trong đời sống.
– Để gây cười cho “con người tử tế”, nhà soạn kịch phải biết sáng tạo cái
mới (tình huống kịch, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp,...), khơi sâu ý nghĩa
xã hội và triết học của tiếng cười – điều này không dễ, đòi hỏi tài năng và
tâm huyết của người sáng tạo. Câu 3:
Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trình bày những cái hay, cái đẹp về
hình thức, nội dung, ý nghĩa, triết lí nhân sinh,... trong các vở hài kịch đã
đọc hoặc xem, có thể dẫn chứng cụ thể từ các trích đoạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về hài kịch
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ: Em hãu viết đoạn văn (7 – 10 câu) phân tích một
nhân vật hài kịch mà em yêu thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày bài viết.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Giáo án Thật và giả Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo
60
30 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(60 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)