Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (năm 2024) | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất

603 302 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Tiếng việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Tiếng việt 4 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(603 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)
1. Tham gia trò chơi hỏi – đáp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng Chia sẻ
bước làm quen với chủ điểm. b. Cách tiến hành
- GV giới thiệu chủ đề Măng non và tên chủ điểm Chân - HS lắng nghe. dung của em.
- GV mời đại diện 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 2 - HS đọc bài trước lớp.
câu hỏi và các gợi ý trong SGK.
- GV tổ chức trò chơi hỏi đáp: - HS tham gia trò chơi.
+ HS hoạt động nhóm 4: Một HS hỏi, HS khác trả lời,
sau đó đổi vai. Có thể đặt 1 câu hỏi với tất cả các bạn
trong nhóm để lần lượt từng bạn trả lời câu hỏi đó. Cũng
có thể đặt một câu hỏi với một bạn; sau khi bạn đó trả
lời xong mới chuyển sang hỏi bạn khác.
+ Có thể dựa vào 5 câu hỏi trong SGK hoặc tự đặt những
câu hỏi khác. Chú ý hỏi cả về sở thích và về ngoại hình,
hoạt động. GV hướng dẫn để HS đặt những câu hỏi lịch
sự, không làm bạn tự ái. VD:


(1) Trò chơi bạn thích nhất là gì? (Trò chơi mình thích
nhất là nhảy dây/ đá cầu/…).
(2) Món ăn bạn thích nhất là món nào? (Món ăn mình
thích nhất là nem rán/ bún chả/ canh cá/...).
(3) Bạn thích môn học nào nhất? (Mình thích môn Tiếng
Việt/ Toán/… nhất).
(4) Bạn không thích điều gì? (Mình không thích bị so
sánh với các bạn khác/ không thích trêu chọc nhau/…).
(5) Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào?
(Mình sẽ chú ý thể hiện hai bím tóc/ cặp kính/…).
2. Tham gia hoạt động giải nghĩa tên chủ điểm: Chân dung của em
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được tên chủ điểm Chân Giải nghĩa chủ điểm
dung của em, chuẩn bị vào bài đọc mới. b. Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi trước lớp: Qua trò chơi trên, em hiểu - HS trả lời câu hỏi của GV một
“Chân dung của em” nghĩa là gì?
cách tự nhiên, thể hiện ý kiến riêng của mình. Ví dụ:
+ Chân dung của em là bức ảnh
chụp khuôn mặt của em để làm
học bạ, làm thẻ HS, thẻ đọc sách,…
+ Chân dung của em là đặc
điểm bên ngoài của em.


+ Chân dung của em là cả đặc
điểm bên ngoài lẫn tính cách của em.
+ Chân dung của em là đặc
điểm con người em, cả hình thức lẫn tính cách.
- GV tổng kết và dẫn vào bài đọc: Chân dung của em là - HS tập trung lắng nghe.
đặc điểm con người của em, cả hình thức bên ngoài lẫn
tính cách, phẩm chất. Đó là nội dung các em sẽ tìm hiểu
trong tuần 1 và tuần 2. Trước hết, chúng ta sẽ đọc một
bài thơ rất hay của nhà thơ Xuân Quỳnh miêu tả chân
dung một bạn nhỏ.
ĐỌC 1: TUỔI NGỰA (60 phút)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt
nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội
dung của các đoạn thơ, toàn bài thơ. Hiểu được đặc điểm của nhân vật bạn nhỏ trong
bài thơ: thích đi đây đi đó; yêu thiên nhiên, đất nước; rất yêu mẹ.
- Thể hiện được giọng đọc vui tươi, tha thiết phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bài thơ. 2. Năng lực


Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào
thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.
Năng lực văn học:
- Bước đầu cảm nhận được những đặc điểm đáng yêu của nhân vật qua ngôn ngữ nhân
vật và các chi tiết miêu tả.
- Bày tỏ được sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ. 3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước (yêu thiên nhiên, đất nước), nhân ái (tình yêu thương dành cho mẹ).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ). - Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.


zalo Nhắn tin Zalo