Phiếu bài tập hàng ngày Tiếng việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

16 8 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Bài tập hàng ngày
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 122 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập hàng ngày môn Tiếng việt lớp 5 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 5.

Mới cập nhật đến Học ki 1

=> Tham khảo thêm: Phiên bản 1

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(16 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI TẬP HẰNG NGÀY TIẾNG VIỆT 5 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – HỌC KÌ I.
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
ĐỌC: Chiều dưới chân núi
Bài 1. Thời gian được nhắc đến trong văn bản là khi nào?
A. Mùa xuân. B. Mùa hè. C. Mùa thu. D. Mùa đông.
Bài 2. Truyện có những nhân vật nào? Đánh dấu ☑ trước phương án trả lời đúng. ☐ Bống. ☐ Nhi. ☐ Người mẹ. ☐ Bà ngoại. ☐ Bạn của người mẹ.
Bài 3. Nhân vật "tôi" đã miêu tả ngôi nhà của mình bằng những hình ảnh nào? (Chọn 2 đáp án) A. Mái ngói nâu thẫm.
B. Ngôi nhà lẫn giữa những tán cây.
C. Căn bếp nhỏ lúc nào cũng ấm áp.
D. Ngôi nhà nằm trên vách núi.
Bài 4. Hình ảnh nào không xuất hiện trong kí ức của nhân vật "tôi"?
A. Chiếc võng tre mẹ hay ngồi.
B. Căn nhà dưới chân núi.
C. Mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây.
D. Ngọn khói bay ra từ căn bếp nhỏ.
Bài 5. Trình bày nội dung chính của bài đọc “Chiều dưới chân núi”?
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Từ đồng nghĩa
Bài 1. Điền cặp từ đồng nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
a)
Ăn ……. ở ………
b) Ăn ……. mặc ………
Bài 2. Em hãy tìm ba từ đồng nghĩa phù hợp với sự vật trong hai bức tranh sau:
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
Bài 3. Gạch dưới từ ngữ sử dụng chưa phù hợp và thay thế bằng từ phù hợp hơn:
a)
Anh Tuấn biếu em một quyển sách mới.
…………………………………………………………………………………….
b) Lớp em đang tập hát một bài hát ca ngợi xã tắc.
…………………………………………………………………………………….
VIẾT: Bài văn tả phong cảnh
Bài 1. Bài văn dưới đây tả cảnh gì?
Hồ Gươm thân yêu
Kỳ nghỉ hè vừa rồi, em được bố mẹ dẫn ra Hà Nội chơi. Thành phố vô cùng rộng lớn,
người xe tấp nập, thật xứng danh là thủ đô của nước Việt Nam. Ở Hà Nội, em được đi đến
nhiều nơi như phố cổ, Văn Miếu, hồ Tây, chùa Một Cột, cầu Long Biên… Trong đó, em yêu
thích nhất là phong cảnh ở Hồ Gươm.
Hồ Gươm thường được mọi người nhắc đến với cái tên là hồ Hoàn Kiếm, nằm giữa lòng
thủ đô. Nơi đây như một khoảng lặng, với nhịp chảy thời gian và chuyển động riêng. Yên tĩnh,
chậm rãi, không khí trong lành, dịu mát, khác hẳn với phố xá tấp nập, xô bồ ngoài kia.
Hồ Gươm mang một vẻ đẹp rất tĩnh lặng. Mặt hồ phẳng lặng như một mặt gương tráng
lệ, khổng lồ màu. Chỉ khi có gió thổi qua, hay những chú cá nghịch ngợm ngoi lên, thì mặt hồ
mới gợn sóng lăn tăn mà thôi. Dọc bờ hồ, là những nàng liễu yểu điệu, xõa mái tóc xanh dài,
uốn mình soi bóng xuống mặt nước. Cùng với những chàng lộc vừng cao lớn, khỏe mạnh. Lộc
vừng đẹp nhất là mùa ra hoa. Khắp thân cây, dưới mặt đất, vương cả xuống mặt nước vô vàn
những lớp hoa đỏ rực, đỏ tươi như ánh mặt trời.
Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa, trông thật cũ kĩ, phủ đầy rêu xanh. Nó đứng im lìm, trầm
tĩnh như là một bức tranh thủy mặc. Một bên hồ, có cây cầu gỗ đỏ - thứ duy nhất mang màu sắc
rực rỡ đến lạ kì ở Hồ Gươm. Cây cầu ấy dẫn ra đền Ngọc Sơn. Mẹ em bảo là, ngôi đền này thờ
vị thần cai quản văn chương và thi cử. Mọi cảnh vật ở Hồ Gươm đều mang trong mình câu
chuyện riêng, hấp dẫn biết bao người đến tìm hiểu.
Dù nán lại ngắm cảnh ở Hồ Gươm rất lâu, nhưng em vẫn chẳng muốn rời đi chút nào.
Mong rằng, vào thời gian sắp tới, em sẽ lại có cơ hội được trở lại thăm Hồ Gươm và cả thủ đô Hà Nội yêu quý nữa. Hoàng Hà A. Phong cảnh Hồ Gươm. B. Phong cảnh Sa Pa. C. Cảnh những ngọn núi. D. Cảnh vườn hoa.
Bài 2. Hãy nêu nội dung chính của từng phần trong bài văn ở bài 1: Mở bài
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………… Thân bài
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………… Kết bài:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
BÀI 2: QUÀ TẶNG MÙA HÈ
ĐỌC: Quà tặng mùa hè
Bài 1. Tô màu vào đám mây ghi đúng thời gian chiếu "Tuần phim hoạt hình Việt"?
01 đến ngày 01 đến ngày 10 đến ngày 10 tháng 6 30 tháng 6 30 tháng 6 năm 2021. năm 2021. năm 2021.
Bài 2. Vì sao "Tuần phim hoạt hình Việt" được xem là món quà mùa hè đặc biệt?
A. Vì đây là chương trình hoạt hình dành tặng cho các em nhỏ nhân dịp Quốc tế thiếu nhi.
B. Vì đây là chương trình không dành cho người lớn.
C. Vì đây là chương trình được chiếu trên kênh VTV Go.
D. Vì đây là chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện.
Bài 3. Nối các phần với nội dung phù hợp.
Từ "Từ ngày 01" đến "cho
Thông báo “Tuần phim hoạt hình các em nhỏ" Việt” trên VTV Go
Từ "Tuần phim gồm" đến "kĩ
Ý nghĩa của các bộ phim được công năng sống" chiếu
Từ "Chuỗi phim được" đến
Thông tin về lịch chiếu và các thể loại "cho trẻ em" phim được công chiếu
Bài 4. Chuỗi phim được công chiếu có ý nghĩa gì? Đánh dấu ☑ trước phương án trả lời đúng.
☐ Mang lại những giây phút giải trí cho thiếu nhi.
☐ Đem lại những bài học giáo dục có ý nghĩa cho trẻ em.
☐ Tạo nên sự gắn kết cho các thành viên trong gia đình.
☐ Đề cao quyền lợi của trẻ em, thể hiện sự quan tâm của nhà nước dành cho trẻ em.
Bài 5. Trình bày nội dung chính bài đọc “Quà tặng mùa hè”.
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
…………………………………………………………...
VIẾT: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
Bài 1. Đọc bài văn dưới đây, viết tiếp vào chỗ trống để trả lời:

Quê hương em có nhiều cảnh đẹp. Nào là núi Ấn, sông Trà, chùa Ông, Phê Bút Thiên
Vân, La Hà Thạch Trận,... Nhưng đẹp nhất trong em vẫn là bãi biển Mỹ Khê.
Bờ biển dài và rộng, bãi cát mịn màng. Hàng dương xanh trên cồn cát ven bờ luôn rì
rào khúc hát. Buổi sáng, nước biển trong xanh, những con sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ. ông mặt
trời thức dậy, biển lại thêm rực rỡ bởi những tia nắng vàng óng ả. Ngoài khơi, những chiếc
thuyền nối đuôi nhau đi đánh cá, thuyền dập dờn trên sóng như những chú ngựa phi nước đại.
Đàn hải âu nhởn nhơ bay lượn như vui đùa với biển. Buổi chiều, ánh mặt trời trải dài trên
mặt biển, nước biển lấp loáng ánh nắng như dát vàng. Nước vẫn trong xanh, sóng vẫn vỗ rì
rào. Mọi người tắm biển rất vui. Trẻ em chạy nhảy trên bờ rất nhộn nhịp. Gió thổi mát rượi,
biển trông hiền hoà. Khi ánh mặt trời không còn nữa, trời biển một màu xanh thẳm. Những
con sóng trắng nhấp nhô rồi ồ ạt xô vào bãi cát. Những chú còng gió bò lổm ngổm trên bờ.
Buổi tối, bầu trời đầy sao, biển một màu tím biếc. Những chiếc thuyền ngoài khơi nhấp
nhánh ánh đèn như những vệt sáng sao trời. Khung cảnh thật yên bình và thơ mộng.
Em rất yêu biển quê em. Em mong sao biển quê em mãi mãi là khu du lịch, nghỉ mát
nổi tiếng, hấp dẫn lòng người. a) Bài văn tả cảnh:
………………………………………………………………………………...
b) Vị trí và nội dung từng phần của bài văn:
- Mở bài: …………………………………………………………………………….……………
- Thân bài: ………………………………………………………………………….. …………….


zalo Nhắn tin Zalo