11 Chuyên đề ôn thi Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2025

17 9 lượt tải
Lớp: Ôn vào 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề, Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ 11 Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Ngữ văn vào 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(17 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHUYÊN ĐỀ 1: TÌM HIỂU TRI THỨC THỂ LOẠI ĐỌC HIỂU PHẦN 1: TRUYỆN
I. KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN 1. Khái niệm
Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật,
không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
2. Một số yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của truyện
- Câu chuyện (truyện gốc) là một trong những yếu tố cơ bản của tác phẩm truyện,
bao gồm nhân vật, bối cảnh và chuỗi sự kiện đã được sắp xếp, tổ chức theo dụng ý nghệ
thuật của nhà văn, được trình bày thông qua một người kể, một điểm nhìn, với một
giọng điệu cụ thể. Câu chuyện là phương tiện để nhà văn miêu tả tính cách, thể hiện số
phận nhân vật, trình bày gương mặt đời sống theo quan niệm của mình. Diễn biến của
câu chuyện vừa có tác dụng lôi cuốn người đọc vừa góp phần tạo ra ý nghĩa nhân sinh
cho truyện kể. Câu chuyện vốn hết sức phong phú về chi tiết, do vậy, không phải lúc nào
người đọc cũng dễ dàng nắm được mạch vận động chính của nó.
- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.  Ví dụ:
Chi tiết cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười trong truyện Thánh Gióng.
Chi tiết cái bóng trong truyện Người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).
- Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự việc, sự kiện xảy ra trong
câu chuyện (gắn liền với hình tượng nhân vật chính) được sắp xếp theo một trật tự nhất
định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Các sự kiện then chốt có thể được người đọc sắp
xếp lại theo trật tự nhân quả hoặc tuyến tính, không còn giống hoàn toàn với trật tự mà
người kể chuyện đã thực hiện.
+ Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. Trong cốt truyện
đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản, tập trung thể hiện quá trình phát
triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong
cuộc đời nhân vật chính.
+ Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa; thường là cốt truyện của
các truyện ngắn, truyện vừa, thậm chí cả tiểu thuyết.  Ví dụ:
Toàn bộ tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố chỉ tập trung xoay quanh số phận nhân
vật chị Dậu; tất cả những con người và sự kiện trong tác phẩm đều liên quan trực tiếp
đến nhân vật chính này.
+ Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện,
nhằm phản ánh nhiều bình diện của đời sống; tái hiện những diễn biến phức tạp của
nhiều nhân vật; có dung lượng lớn. Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường
phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gắn với số phận các nhân
vật chính của tác phẩm có nhiều chủ đề.  Ví dụ:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm có ít nhất hai tuyến: tuyến nhân vật và sự kiện
phản ánh sự suy tàn của chế độ phong kiến, tiêu biểu là Lê Chiêu Thống; tuyến nhân vật
và sự kiện phản ánh hào khí của dân tộc, tiêu biểu là hình ảnh Quang Trung và khởi nghĩa Tây Sơn.
Cốt truyện đa tuyến thường thấy ở các tiểu thuyết có dung lượng lớn như Chiến tranh
và hoà bình của Lép Tôn-xtôi, Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô,. . Ở Việt
Nam, các tiểu thuyết như Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Cửa biển (Nguyên Hồng),. . là tác
phẩm có cốt truyện đa tuyến.
- Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể
nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm
các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận,. .) tạo thành truyện kể.
- Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung
(bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);. .
Ví dụ: Bối cảnh lịch sử của câu chuyện Buổi học cuối cùng (Đô-đê) là thời kì sau
chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào
nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này phải bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng
Đức. Bối cảnh riêng của câu chuyện là quang cảnh và diễn biến của buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Tình huống truyện là yếu tố cốt lõi làm nên sức hút cho câu chuyện. Tình huống
truyện gắn liền với sự kiện nổi bật nhất, với hoàn cảnh đặc biệt “bắt buộc con người ở
vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm
chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
Ví dụ: Tình huống ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (Làng - Kim Lân);
tình huống bé Thu nhận ông Sáu là cha đúng thời điểm ông Sáu phải về đơn vị (Chiếc
lược ngà - Nguyễn Quang Sáng);. .
- Người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn
+ Người kể chuyện
là một loại nhân vật do nhà văn tạo ra để thay mình kể câu
chuyện. Đó là người chứng kiến, hoặc tham gia vào câu chuyện, phát hiện ý nghĩa của
nó và có nhu cầu kể lại. Câu chuyện chỉ trở thành truyện kể khi có người kể chuyện.
Người kể này không chỉ tạo nên truyện kể mà còn chỉ dẫn, gợi mở và đối thoại với người đọc. + Phân loại:
• Xét về sự hiểu biết của người kể chuyện với cái được kể: người kể chuyện toàn trị,
người kể chuyện hạn tri.
• Xét về biểu hiện đánh giá: người kể chuyện chủ quan và người kể chuyện khách quan.
• Xét theo tiêu chí ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”, trực tiếp xuất
hiện trong tác phẩm) và người kể chuyện ngôi thứ ba (không trực tiếp tham gia nhưng
thường có lợi thế “toàn tri” với khả năng “biết hết” câu chuyện, có thể “nhìn thấu” tính
cách, số phận và thế giới nội tâm của nhân vật).
Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc dùng một hình thức tự xưng tương
đương. Tùy theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi
thứ nhất hoặc là nhân vật chính (có thể là nhân vật trung tâm trong số các nhân vật
chính), nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người
khác hoặc xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”.
Ví dụ: Người kể câu chuyện về tình cha con giữa ông Sáu với bé Thu - nhân vật
bác Ba trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); người kể chuyện phá án của thám
tử Sơ-lốc Hôm - bác sĩ Oát-xơn trong Sơ-lốc Hôm (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ); nhân vật
“tôi” trong Chị tôi (Nguyễn Thị Thu Huệ);. .
Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn tri (không biết hết
mọi chuyện), trừ trường hợp vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình.
Khi nhận định về nhân vật, sự việc trong khả năng bao quát có hạn của mình, người
kể chuyện ngôi thứ nhất thường thể hiện một điểm nhìn, một giọng kể, một thái độ đánh
giá nhất định. Ngay cả khi người kể chuyện cố tỏ ra khách quan, cũng khó tránh được
những yếu tố chủ quan thể hiện qua cách tổ chức điểm nhìn trong lời kể. Người kể
chuyện ở ngôi thứ nhất phần nhiều là người trần thuật chủ quan, song phương thức trần
thuật với người kể chuyện ngôi thứ nhất chủ quan đó lại được gọi là trần thuật khách quan.
Cùng với việc người sáng tác ý thức ngày càng rõ về tính ảo tưởng của vấn đề sở hữu
chân lí tuyệt đối, tổ chức trần thuật với người kể chuyện ngôi thứ nhất đã trở thành một
xu hướng phổ biến trong rất nhiều tác phẩm văn học hiện đại.
Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện
trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể (ví dụ:
người kể chuyện trong Những con cá cờ - Trần Đức Tiến; Chiếc lá cuối cùng - O’ Hen-
ri,. .). Song người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra
trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy trở
thành người kể chuyện toàn tri. Mặc dù vậy, người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng
quyền năng toàn tri hay không còn tuỳ thuộc vào chiến lược trần thuật cụ thể của từng
tác phẩm. Khi người kể chuyện ở ngôi thứ ba kể như một người “biết hết” về nhân vật,
sự việc, tăng cường trực tiếp thể hiện thái độ đánh giá nhân vật, sự việc thì lời người kể


zalo Nhắn tin Zalo