Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 Tuần 2 Cánh diều (có lời giải)

279 140 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 4 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(279 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Tuần 2 Chân dung của em MỤC TIÊU: 
Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
 Luyện tập viết đoạn văn về một  Dấu gạch ngang nhân vật
Bài 1: Đọc thầm câu chuyện sau:
Cổ tích viết bằng chân
Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều,
thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không
phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn
Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú –
không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu
khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt,
nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức
tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình.
Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy
khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc
quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp
bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp,
quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú
mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê
a đánh vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân ,
viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết
thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành
cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê
chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó,
dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả
trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển
cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị
chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.


Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ
một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là
tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người
dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán,
trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ
đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch,
vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với một người không
có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên
quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.
Theo báo Thiếu niên tiền phong
Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
1. Bạn Phú trong bài đã thiếu hẳn đôi tay nhưng đã biết làm những công việc gì?
a. Tát nước, cày ruộng. b. Bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quết nhà.
c. Xâu kim chỉ. d. Viết chữ đẹp.
2. Phú đã gặp những khó khăn gì khi tập viết bằng chân?
A. Mùa hè , mồ hôi nhỏ xuống làm nhòe vở.
B. Mùa đông, chân tê cứng vì lạnh.
C. Hay bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.
D. Tất cả những khó khăn trên.
3. Phú đã đoạt được những thành tích gì trong học tập ?
A. Đoạt giải Học sinh giỏi toán.
B. Đoạt giải thi đấu thể thao.
C. Là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập , rất giỏi toán, đoạt
giải “ vở sạch chữ đẹp”.
D. Phú là học sinh giỏi toàn diện các môn.
4. Hãy nêu nội dung câu chuyện.
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Bài 2: Cho đoạn văn sau:


Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn,
người có hoàn cảnh khó khăn.
Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮ


Bài 3: Hãy nối các ví dụ ở cột A với tác dụng của dấu gạch
ngang ở cột B sao cho thích hợp:
- Anh viết bài gì đấy?
- Tôi viết bài Dấu gạch ngang
và Dấu gạch nối để gửi tạp Đánh dấu các ý chí Xuất bản Việt Nam. trong đoạn liệt
Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau: Đánh dấu chỗ
- Khái niệm gạch ngang, gạch
bắt đầu lời nói nối của nhân vật
- Phân biệt gạch ngang, gạch trong đối thoại. nối
Bài 4: Hãy nêu những việc em cần làm trong ngày cuối tuần,
trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ


zalo Nhắn tin Zalo