Tuần
Mảnh ghép yêu thương MỤC TIÊU: Rèn kĩ
Nhận diện bài văn thuật lại năng đọc – hiểu. một sự việc
Luyện tập về động từ
Bài 1: Đọc thầm câu chuyện sau: Suất cơm phần bà
Một tối cuối năm, trời rất rét, đi họp về qua phố Hàng Giấy, thấy
một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng trên cái chậu than nhỏ, thơm
quá, ấm quá, tôi liền dựng xe ngồi thụp xuống mua một bắp. Bắp
ngô non, nướng vừa than, vỏ bọc ngoài thì giòn, ruột trong mềm
như xôi nếp, nóng muốn rụng hai hàm răng, ăn thế mới ngon, lại
phải ăn vào trời rét, ăn lúc khuya khi bụng đã hơi đói.
Tôi đã ăn gần hết một bắp dài, chợt thấy hai cậu bé lên tám với
lên mười. Cậu lớn xách liễn cơm lồng trong cái quang nhỏ, một tay
cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới, hỏi:
– Bà ơi, bà đói lắm phải không? Bà cụ cười:
– Bà quạt ngô thì đói làm sao
được! Hai đứa ăn cả chưa? Đứa nhỏ đáp: – Chúng cháu ăn rồi.
Bà cụ nhòm vào liễn cơm, hỏi:
– Các cháu có được ăn thịt không? Đứa nhỏ nói:
– Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi. Bà cụ quát yêu:
– Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà làm sao mà nuốt nổi. Đứa nhỏ nói:
– Mẹ cháu bảo bà không ăn thịt thì sẽ bị ốm.
Bà cụ xới cơm ra bát, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau
muống xào, ăn một lưng bát, ăn thêm một lưng nữa thì thôi. Tôi đã
ăn cái bắp thứ hai, không phải vì muốn ăn mà muốn ngồi nghe
thêm mấy bà cháu trò chuyện với nhau. Bà cụ xới một bát cơm đầy,
đặt lên một miếng thịt nạc to, cầm đôi đũa đưa cho đứa nhỏ:
– Bà ăn ngô no rồi, con ăn với bà một bát cho bà vui.
Đứa em lấm lét nhìn anh rồi lại nhìn bát cơm đã đưa lên tận tay.
Đứa anh lườm em nhưng vẫn nói:
– Xin bà đi. Lần sau thì ở nhà nhé!
Bà cụ đưa cái liễn vẫn còn ít cơm cho đứa anh, bảo:
– Con lấy thìa vét nốt mà ăn, đừng bỏ phí.
Đứa lớn hai tay bưng lấy cái liễn, nhìn bà rồi khóc. Bà cụ nói:
– Khóc cái gì, bà đã chết đâu mà khóc!
Đứa lớn vừa khóc vừa nói mếu máo:
– Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
Bà cụ vẫn cười, cười như khóc:
– Bà bán hàng quà thì bà lại đi ăn quà chứ bà chịu đói à?
Tôi lấy thêm hai cái bắp đã nướng sẵn, trả tiền rồi đứng vụt lên.
Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc, nước
mắt ướt nhoè hai gò má. Theo Nguyễn Khải
Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của
cháu đối với bà? Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng:
Bà ơi, cháu thương bà lắm.
Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.
Bà ơi, bà đói lắm phải không?
Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? Chúng cháu ăn rồi.
2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?
A. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.
B. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.
C. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.
D. Lưng bát cơm với miếng thịt nạc và vài cọng rau.
3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến?
A. Vì bà đã ăn quà rồi. B. Vì bà bị ốm.
C. Vì bà muốn nhường cho hai cháu. D. Vì bà không muốn ăn nữa.
4. Vì sao tác giả trong câu chuyện lại khóc?
A. Vì trời lạnh giá B. Vì cảm động tình cảm bà cháu dành cho nhau
C. Vì thương bà cụ vất vả D. Vì trông bà cụ tội nghiệp
5. Chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
6. Từ câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về tình cảm của
mình với ông bà em ở nhà?
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Bài 2: Tìm các động từ phù hợp với các nhóm sau: Chỉ tình cảm, cảm Chỉ cảm xúc khi nhận xúc với người thân được một món quà
……………….…………………...
……………….…………………...
………………………………….…
………………………………….…
…………………………….………
…………………………….………
………………………………….…
………………………………….…
………………………………….…
………………………………….…
………………………………….…
………………………………….…
…………………………….…
…………………………….…
Bài 3: Gạch chân động từ trong đoạn văn sau:
Bà cụ xới cơm ra bát, nhai nuốt
nhệu nhạo với mấy cọng rau muống
xào, ăn một lưng bát, ăn thêm một
lưng nữa thì thôi. Tôi đã ăn cái bắp
thứ hai, không phải vì muốn ăn mà
muốn ngồi nghe thêm mấy bà cháu trò chuyện với nhau.
Bài 4: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Sáng mồng 5 tháng 9, trường em chính thức tổ chức Lễ khai
giảng để bắt đầu một năm học mới.
Từ trước đó một tuần, mọi người đã rục rịch chuẩn bị cho sự kiện
ý nghĩa này rồi. Chúng em đến trường, cùng nhau dọn vệ sinh lớp
học, nhận sách vở và áo quần đồng phục để chờ đến ngày khai
giảng. Chúng em còn cùng nhau tập dượt cho buổi lễ khai giảng
nữa. Tất cả khiến chúng em thêm xao động và mong chờ nhanh
nhanh đến ngày diễn ra buổi lễ.
Và rồi, trong sự mong chờ ngóng đợi của em cùng các bạn, ngày
diễn ra lễ khai giảng đã đến. Từ 7h chúng em đã có mặt đông đủ để
chuyện trò cùng nhau. Sân trường hôm nay khác lạ lắm. Những
chiếc cờ và bóng bay được treo khắp nơi. Các thầy cô đều mặc áo
dài và vest thật đẹp. Rất nhiều các thầy cô giáo cũ, các anh chị cựu
học sinh, các cô chú phụ huynh cũng đến để tham gia buổi lễ. Bầu
không khí hân hoan, rộn ràng náo nhiệt lạ lùng.
Đúng 8h, buổi lễ chính thức bắt đầu. Đoàn học sinh lớp 1 tiến
vào từ phía cổng trường, trong sự vỗ tay chào đón nhiệt liệt của tất
cả mọi người. Sau đó, là màn hát Quốc ca, Đội ca của tất cả mọi
người. Xong xuôi, chúng em ổn định vị trí để bắt đầu phần tiếp theo.
Đó là các lời phát biểu của thầy cô, anh chị về cảm xúc trong ngày
tựu trường và những mong muốn, mục tiêu cho năm học mới. Nghe
những lời phát biểu ấy, em càng thêm rạo rực và mong nhanh được
vào lớp học, được cố gắng phấn đấu cùng bè bạn. Giữa các phần
phát biểu là các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các thầy cô
và các anh chị biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và hấp dẫn, khiến
mọi người vỗ tay không ngớt. Cuối buổi lễ, chính là phần tuyên bố
bắt đầu năm học mới và tiếng trống khai trường của thầy hiệu trưởng.
Kết thúc buổi lễ, chúng em trở về lớp để nhận thời khóa biểu rồi
mới trở về nhà. Bạn nào cũng vui vẻ và phấn khởi. Bởi một năm học
mới với bao hi vọng mới đã bắt đầu. Lễ khai giảng thực sự là một sự
kiện trọng đại và ý nghĩa nhất trong một năm học đối với em.
Bài văn thuật lại sự kiện gì? Ở đâu? Khi nào?
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Bạn nhỏ trong bài được chứng kiến hay
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ tham gia sự việc đó?
Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự nào?
Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Document Outline
- Suất cơm phần bà