Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Tuần 18 Cánh diều (có lời giải)

324 162 lượt tải
Lớp: Lớp 2
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 2 bộ Cánh diều mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 2.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(324 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 2 (Cánh diều) TUẦN 18 I. Đọc bài văn sau THƯ CỦA MẸ
Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một
đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết dù trong túi có tiền.
Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và
hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa
bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương!
Hãy tin lời mẹ, En-ri-cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền
của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa
trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì
thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để
khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá bao
nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những đàn bà và trẻ con
không có gì mà ăn cả! Không có gì mà mặc cả! Ôi! En-ri-cô, từ nay về sau đừng có bao
giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.
(Theo Những tấm lòng cao cả)


II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1. Khi ở trường về, En-ri-cô đã gặp ai?
A. Một người ăn xin bị què chân.
B. Một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu.
C. Một cậu bé đánh giày.
Câu 2. Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En-ri-cô với người đàn bà đáng thương đó?
A. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền.
B. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết, dù trong túi có tiền.
C. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã cho bà ta tiền.
Câu 3. Theo mẹ của En-ri-cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo khổ?
A. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc, rất đáng thương.
B. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.
C. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn.
Câu 4. Bức thư của mẹ En-ri-cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì?
A. Bức thư của mẹ En-ri-cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ.


B. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ
những người nghèo khổ, gặp khó khăn, hoạn nạn.
C. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải quan tâm, chào hỏi những người nghèo khổ.
Câu 5. Câu “Con nhìn bà ta và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.” thuộc
kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 6. Câu hỏi nào dùng để hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu “Cô giáo là người
mẹ hiền thứ hai của em.”? A. Cô giáo của em là ai?
B. Ai là người mẹ hiền thứ hai của em?
C. Có phải cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em không? III. Luyện tập
Câu 1. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm phẩy vào chỗ chấm: Sợ bẩn
Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội (…) cô hỏi Tí:
- Tại sao khi được bón phân, cây cối lại xanh tốt (…) Tí:
- Thưa cô (…) vì cây cối sợ bẩn (…) nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ (…)
Câu 2. Sắp xếp lại thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Huy sao cho đúng thứ tự:
a. 6 giờ 30 phút đến 7 giờ: ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.
b. 7 giờ 15 phút đến 7 giờ 30 phút: thay quần áo, giày dép....
c. 7 giờ 30 phút đến 10 giờ: tới trường dự lễ sơ kết học kì.
d. 7 giờ đến 7 giờ 15 phút: ăn sáng.
e. 10 giờ đến 11 giờ: về nhà rồi sang thăm ông bà.


* Các mục cần sắp xếp lại như sau: ........................
Câu 3. Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: a. Việc nhỏ nghĩa lớn
b. Chết vinh còn hơn sống nhục c. Chân cứng đá mềm
d. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Câu 4. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa
bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời
ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời. Câu 5. Viết
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI
Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng
một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi
rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Viết đoạn văn 3 -4 câu về một người bạn mà em yêu mến.


zalo Nhắn tin Zalo