Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 2 Cánh diều (cả năm) có lời giải

6.9 K 3.4 K lượt tải
Lớp: Lớp 2
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng việt lớp 2 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 2.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(6871 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Họ và tên: ………………………..
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
Lớp: ……………………………...
Môn: Tiếng Việt 2 (Cánh diều) TUẦN 1
I. Đọc bài văn sau HÒN ĐÁ NHẴN
Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu
vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng
không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế
nên rất buồn và giận ba mẹ.
Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì
mà dẫn tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được
một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.
- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?
- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?
- Vì đá trên bờ đều thô ráp.
- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?
Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay: - Nhờ nước ạ!
- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho
đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng
vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con
sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.
Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.
(Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)


II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
A. Bạn cảm thấy rất hối hận.
B. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.
C. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.
Câu 2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?
A. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.
B. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.
C. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.
Câu 3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?
A. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.
B. Bạn tìm những viên đá to.
C. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.
Câu 4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?
A. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.
B. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.
C. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.


Câu 5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
A. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.
B. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.
C. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.
Câu 6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:
A. quyển nịch/chắc nịch B. làng tiên/xóm làng C. cây bàn/cái bàn d. cái thang/hòn thang III. Luyện tập
Câu 1. Điền vào chỗ chấm c hoặc k
- Bà …ụ …iên nhẫn mài sắt thành …im
- …ậu bé đã hiểu lời khuyên của bà …ụ
Câu 2. Xếp các từ ngữ sau thành câu và ghi lại:
a. các bạn nam/trên sân trường/đá bóng
……………………………………………………………………………………………..
b. cả lớp/cô giáo kể chuyện/chăm chú nghe
……………………………………………………………………………………………..
Câu 3. Đặt câu có chứa từ:
a. đi học: …………………………………………………………………………………...
b. nghe giảng: ……………………………………………………………………………... Câu 4. Viết:
NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT
Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. Hôm qua, còn gió nồm hây hây. Chiếc lá ổi
cong lên, đốm đỏ gắt, rơi thoáng xuống mặt ao. Ai cũng lo trời nồm, bánh chưng chóng
thiu, hoa cắm lọ cũng chóng tàn.
……………………………………………………………………………………………..


……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Câu 5: Xếp các từ sau vào nhóm từ thích hợp: học sinh, hè, lá, nắng, mẹ, bố, bàn,
thu, thầy giáo, ghế, cô giáo, gió, bạn bè, hôm nay, năm học. Từ chỉ hiện tượng Từ chỉ người Từ chỉ vật Từ chỉ thời gian tự nhiên
Câu 6. Viết tiếp vào chỗ trống để giới thiệu với các bạn trong lớp về mình:
Mình tên là…………………………………………………… Nhà mình ở ………………
……………………………………………………………………………………………..
Mình rất thích………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..


zalo Nhắn tin Zalo