Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 10

18 9 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề, Bài tập cuối tuần
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(18 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Tài liệu bộ mới nhất

Mô tả nội dung:

Họ và tên:
PHIẾU BÀI TẬP CUỐI TUẦN
………………………..
Môn: Tiếng Việt 5 (Cánh diều) Lớp: TUẦN 10
……………………………...
CHỦ ĐỀ 6: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập tra từ điển
- Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LÚA TRỜI ĐỒNG THÁP
Lúa trời còn được gọi là quỷ cốc hoặc lúa ma, là một loại lúa hoang,
mọc tự nhiên giữa đồng nước hoang hóa Đồng Tháp Mười trước đây.
Hàng năm, vào khoảng tháng tư âm lịch, bắt đầu vào mùa mưa thì
cũng là khi lúa mọc. Thân cây cao, cứng cỏi, lá to, phát triển đều đặn
nhờ sương gió và đặc biệt là nhờ nước mưa. Lúa trời phát triển mạnh và
trổ bông vào mùa nước nổi. Nước nổi tới đâu là cây lúa vượt khỏi mặt
nước tới đó, cả đọt lúa và hạt. Hạt chín dần trong cả tháng trời (từ rằm
tháng 10 âm lịch). Mỗi lần chín chỉ vài hạt, mà chỉ chín vào lúc ban đêm.
Lúa chín nhưng khi có ánh mặt trời thì rụng, hạt lúa rơi xuống nước một
cách tự nhiên, chúng lặn xuống bùn non (phù sa) và nằm đó cho đến khi
nước rút, qua mùa khô, đến lúc mưa xuống thì lại nảy mầm.
Cách thu hoạch cùng thật đặc biệt. Trên chiếc xuồng con, người ta
dựng lên một cột cao như cột buồm. Hai sợi dây từ đầu cột thòng xuống
và được buộc vào hai đoạn sào tre treo lơ lửng qua be xuồng độ một tấc
làm cần đập cho lúa rơi vào xuồng. Ở giữa xuồng là một tấm phên mỏng
ngăn đôi theo chiều dọc để lúa rơi xuống lòng xuồng. Thu hoạch lúa trời
phải lựa vào lúc nửa đêm, khi trời chưa sáng, bởi mặt trời lên lúa sẽ chín,
rụng ngay xuống nước. Đi gặt lúa trời phải có hai người: một người
chống sào cho xuồng lướt giữa những đám lúa, còn người kia dùng cần
đập lùa những hạt lúa chín vào xuồng.
Giờ thì giữa Đồng Tháp Mười, nhiều công trình khai hoang phục
hóa đã nổi lên, không còn đất trống cho những cây lúa trời nữa. Lúa trời
mai một đi từ lúc nào chẳng còn ai nhớ rõ. Lớp người trẻ nhắc đến lúa
trời chỉ như một câu chuyện thần thoại nào đó ở một thời xa xăm. (Sưu tầm)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Lúa trời sinh sống trong khoảng thời gian nào?
A. Mọc vào tháng 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 8 âm lịch.
B. Lúa trời mọc quanh năm.
C. Mọc vào tháng 4 âm lịch và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch.
D. Mọc vào mùa khô và thu hoạch vào mùa mưa.
Câu 2: Hạt lúa trời khi chín có gì đặc biệt?
A. Chín dần trong cả tháng, chỉ chín vào ban ngày.
B. Chín dần trong cả tháng, chỉ chín vào ban đêm.
C. Khi chín có mùi thơm nhẹ nhàng.
D. Khi chín hạt lúa rất to và dài.
Câu 3: Thân lúa trời có gì đặc biệt? A. Mềm mại, thuôn dài. B. Cao, cứng cỏi. C. Ngắn, mập chắc.
D. Cao, gầy, đâm thẳng lên bầu trời.
Câu 4: Lá lúa trời có gì đặc biệt?
A. Mềm mại, thuôn dài, phát triển nhanh.
B. Bé, dẹt phát triển nhanh.
C. To, phát triển đều đặn nhờ sương và nước mưa.
D. Cao, gầy, đâm thẳng lên bầu trời.
Câu 5: Tại sao phải thu hoạch lúa vào ban đêm?
A. Vì mặt trời lên thì lúa sẽ chín, rụng ngay xuống nước.
B. Vì sản lượng lúa rất nhiều phải thu hoạch trong đêm mới kịp được.
A. Vì lúa rất mọng nước, thơm ngọt.
A. Vì mặt trời lên thì lúa sẽ bị héo mất.
Câu 6: Vì sao lúa trời hiện nay lại biến mất?
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ................... III. Luyện tập:
Câu 1: Sử dụng từ điển tiếng Việt để tra cứu nghĩa của các từ chăm
chỉkiên trì.
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
Câu 2: Đọc tên các cuốn từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Từ điển nào giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ, kiên trì?
b. Em sử dụng từ điển nào để tìm hiểu nghĩa của thành ngữ “học một biết
mười” hoặc thành ngữ “mắt thấy tai nghe”?
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................
Câu 3: Nêu tên một số từ điển mà em biết.
..................................................................................................................... ...................
..................................................................................................................... ...................


zalo Nhắn tin Zalo