Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 (cả năm) Cánh diều

62 31 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập hàng ngày môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có lời giải mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.

Mới cập nhật đến Học kì 1

=> Tham khảo thêm: Phiên bản 2

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(62 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHIẾU BÀI TẬP HÀNG NGÀY TV5 – HKI (CÁNH DIỀU)
BÀI 1: TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH
ĐỌC: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Trích) Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường
ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao
nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung
sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [. .]
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng
bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [. .]
Trong năm học tới dây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn,
nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay
chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho
chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước
nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [. .]
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một
năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu Hồ Chí Minh
(Theo Hồ Chí Minh toàn tập)
Câu 1: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
A. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Đó là ngày nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
C. Đó là ngày quân và dân ta chiến thắng thực dân Pháp.
D. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam.
Câu 2: Vì sao tất cả học sinh đều vui mừng trong ngày khai trường đặc biệt đó?
Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:
Vì các em thích học hành, đến trường gặp bạn bè, thầy cô.
Vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu chuyển biến khác
thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn.
Ở khắp các trường, thầy cô vui vẻ đón các em quay trở lại học tập.
Vì từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 3: Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?
A. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu
trường ở khắp các nơi.
B. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc
chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn.
C. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một
nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
D. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một
năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Câu 4: Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?
A. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
B. Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
D. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em.
Câu 5: Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường?
A. Nhớ đến những người thầy cô tận tụy, yêu mến học sinh.
B. Nhớ đến sự hi sinh của biết bao đồng bào các em.
C. Nhớ đến sự yêu thương, che chở, quan tâm của cha mẹ các em.
D. Nhớ đến những người thầy tâm huyết mở trường, mở lớp.
Câu 6: Sau Cách mạng tháng Tám, Bác khẳng định nhiệm vụ của toàn dân là gì?
A. Cùng quan tâm tới giáo dục thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước.
B. Thoát khỏi ách nô lệ của ngoại xâm, làm cho nước nhà hết yếu hèn.
C. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới.
D. Siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
Câu 7: Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 8: Học sinh cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy
của nhà nước và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ?
A. Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, lễ phép với người lớn tuổi.
B. Học để xóa nạn mù chữ, để không chỉ diệt giặc đói mà còn diệt giặc dốt.
C. Học bài, làm bài tập đầy đủ, đi học đúng giờ, không trốn học, bỏ học.
D. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn, không ngừng phấn
đấu tu dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Câu 9: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 10: Nội dung của bài “Thư gửi các học sinh” là gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học, em cần lưu ý điều gì?
A. Lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu.
B. Chọn cuốn sách nổi tiếng, nhiều người biết đến.
C. Chọn tác giả nổi tiếng.
D. Lựa chọn nhân vật có tên hay, gây ấn tượng.
Câu 2: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học, để làm rõ đặc điểm ngoại hình
và tính cách của nhân vật em cần làm gì?
A. Đưa hình ảnh của nhân vật vào bài viết.
B. Đưa dẫn chứng làm rõ đặc điểm của nhân vật.
C. Đưa những câu thơ hay viết về nhân vật.
D. Đưa đánh giá, ý kiến của cá nhân về nhân vật.
Câu 3: Đâu là nội dung thuộc phần triển khai của đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học?
A. Cung cấp những thông tin về đặc điểm nổi bật của nhân vật.
B. Nêu suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật.
C. Chỉ nêu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
D. Giới thiệu tên nhân vật.
Câu 4: Đâu không phải nội dung cần có trong bài viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học? A. Tên cuốn sách. B. Tên các nhân vật. C. Lí do em thích.
D. Đánh giá, nhận xét của bạn cùng lớp về nhân vật trong cuốn sách đó.
Bài 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio là một câu chuyện rất quen thuộc và thú
vị. Đây là một trong những cuốn sách dành cho thiếu nhi mà bất kì đứa trẻ nào cũng
nên đọc một lần. Chuyện kể về chú rối người gỗ Pinocchio. Từ một khúc gỗ nhỏ, bác
thợ Geppetto đã đẽo nên một con rối xinh xắn và đặt tên là Pinocchio. Ông không
biết rằng Pinocchio cũng có tâm hồn và nhận thức như một đứa trẻ, với tính tò mò
của mình, cậu bé đã thực hiện một chuyến phiêu lưu đầy gian nan nhưng cũng rất thú
vị. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho các độc giả chính là bài học về lòng
nhân ái, khoan dung và sự dũng cảm.
a) Đoan văn trên có nội dung là gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
b) Tìm phần mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
c) Phần triển khai cho biết đặc điểm nào của nhân vật Pinocchio?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI: QUYỀN CỦA TRẺ EM
Yêu cầu: Trao đổi hiểu biết của em về một trong các quyền của trẻ em mà em biết.


zalo Nhắn tin Zalo