Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 Kết nối tri thức

102 51 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Bài tập hàng ngày
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập hàng ngày Học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(102 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHIẾU BÀI TẬP HÀNG NGÀY TV5 – HKI (KẾT NỐI TRI THỨC)
CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG
BÀI 1: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ
ĐỌC: TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐÁ
Trên đỉnh núi cao ở vùng Chư Bô-da, có một mỏm đá xanh giống hình
một em bé cưỡi voi. Những tia nắng vàng dịu, những hạt mưa trong vắt thay
nhau tắm gội, sưởi ấm cho mỏm đá. Gió rì rào kể cho mỏm đá nghe những câu
chuyện về mọi miền. Chim hót cho mỏm đá nghe những điệu ca du dương. Cứ
thế, năm này qua năm khác, những câu chuyện của gió, những bài ca của chim
thấm sâu vào mỏm đá hình em bé.
Một buổi sáng, mỏm đá khế cựa quậy, rồi từ từ biến thành một em bé
xinh đẹp. Em bước xuống núi, thấy muông thú từng đàn kéo về phá nương rẫy,
dân làng đuổi đằng đông, dồn đằng tây mà chẳng ăn thua gì.
Em bé liền cất giọng hát. Tiếng hát của em vang khắp núi rừng. Muông
thú quên cả phá lúa, nhảy múa theo tiếng hát. Dân làng vây quanh em bé, hỏi
em từ đâu tới, tên em là gì, nhưng em chỉ cười. Mọi người đặt tên cho em là Nai
Ngọc. Ngày nọ, giặc kéo đến đông như lá rừng, nhanh như chớp giật, giáo mác
chĩa lên trời tua tủa như bông lách, bông lau. Dân làng không kể trẻ già, trai gái
vội cầm tên nỏ, khiên đao đuổi giặc. Bốn phương lửa cháy rừng rực.
Nai Ngọc trèo lên một mỏm núi, cất tiếng hát kêu gọi những kẻ xâm lược
chớ đi ăn cướp, hãy trở về với vợ con, đi hái rau ngọt, cắt lúa vàng, tối ngủ bên
lửa ấm, sáng thức dậy theo mặt trời,. . Giọng hát của Nai Ngọc khiến giặc đứng
sững như những pho tượng, vũ khí tuột khỏi tay.
Giặc tan, nhưng không thấy Nai Ngọc đâu. Dân làng bảo nhau rằng sau
khi giúp dân trừ giặc, Nai Ngọc đã trở lên núi cao, biến thành đá như trước.
Ai cũng tin rằng nhất định Nai Ngọc sẽ trở về với dân làng, cất tiếng hát
giữa cảnh núi rừng thanh bình, tươi đẹp.
(Theo Truyện cổ Việt Nam, Ngọc Anh và Văn Lang kể)
Câu 1: Mỏm đá ở vùng Chư Bô-đa giống hình gì? A. Một con voi. B. Một em bé cưỡi voi. C. Một ngôi nhà. D. Một ngọn núi.
Câu 2: Những ai đã kể cho mỏm đá nghe những câu chuyện và bài ca?
A. Những người dân trong làng. B. Gió và chim. C. Muông thú. D. Các em bé.
Câu 3: Khi mỏm đá biến thành em bé, em đã làm gì khi thấy muông thú phá nương rẫy?
A. Chạy đi tìm người giúp đỡ. B. Cất giọng hát. C. Đuổi muông thú đi. D. Ngồi khóc.
Câu 4: Tên gọi của em bé sau khi dân làng đặt là gì? A. Nai Ngọc. B. Voi Ngọc. C. Bé Hạnh. D. Thảo Ngọc.
Câu 5: Giọng hát của Nai Ngọc có tác dụng gì với quân giặc?
A. Khiến quân giặc sợ hãi và bỏ chạy.
B. Khiến quân giặc dừng tay, đứng sững như pho tượng.
C. Khiến quân giặc mạnh mẽ hơn. D. Không có tác dụng gì.
Câu 6: Sau khi giúp dân đuổi giặc, Nai Ngọc làm gì?
A. Ở lại sống cùng dân làng.
B. Trở về núi và biến thành đá như trước. C. Đi tìm gia đình. D. Biến mất mãi mãi.
Câu 7: Em hãy miêu tả cảm xúc của em bé Nai Ngọc khi cất tiếng hát giúp dân
làng đuổi giặc. Em nghĩ giọng hát của Nai Ngọc đã mang lại điều gì cho dân làng và quân giặc?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 8: Câu chuyện về Nai Ngọc giúp dân làng đánh đuổi giặc cho thấy tầm
quan trọng của sự dũng cảm và lòng yêu nước. Em hãy nêu suy nghĩ của mình
về vai trò của mỗi người dân trong việc bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đặc biệt trong
bối cảnh hòa bình và phát triển hiện nay.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU ĐƠN VÀ CÂU GHÉP
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
a) Câu đơn có đặc điểm gì?
A. Có một chủ ngữ và một vị ngữ.
B. Có ít nhất hai vế câu, mỗi vế có chủ ngữ và vị ngữ riêng.
C. Chỉ có một chủ ngữ và vị ngữ.
D. Mỗi vế câu đều không có chủ ngữ.
b) Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Chúng tôi chơi bóng đá.
B. Trời mưa, chúng tôi vẫn đi học. C. Em ăn sáng xong.
D. Cả lớp đều chăm chỉ học bài.
c) Vế câu nào trong câu ghép sau cần phải kết hợp với vế câu còn lại để thành
một câu hoàn chỉnh? “Tôihọcrấtchămchỉ,________”
A. vì tôi muốn đạt điểm cao. B. tôi rất vui. C. tôi thích đi chơi. D. tôi không thích học.
d) Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Mặt trời mọc và chim hót.
B. Tôi đi học buổi sáng.
C. Em học tốt và chăm chỉ. D. Hoa nở rất đẹp.
Bài 2: Em hãy phân biệt câu đơn và câu ghép. Cho ví dụ về mỗi loại câu.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài 3: Chuyển các câu sau thành câu ghép phù hợp với mỗi yêu cầu:
- Trời mưa. Tôi vẫn đi học.
- Em đã học bài. Em đi chơi.
- Mặt trời lặn. Những cánh chim bay về tổ.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài 4: Hãy chỉ ra các câu đơn và câu ghép trong những câu văn sau:
“Buổi sáng, trời trong xanh, những đám mây trắng bay lững lờ. Con chim hót
líu lo trên cành cây. Tôi đi học, gặp bạn Minh, chúng tôi cùng đi bộ đến trường.”
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả cảnh vật hoặc một
hoạt động trong cuộc sống. Trong đoạn văn đó, em hãy sử dụng ít nhất một câu đơn và một câu ghép.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
a) Khi viết bài văn tả người, phần nào của người cần được miêu tả đầu tiên?
A. Cách nói chuyện và cử chỉ của người đó.
B. Ngoại hình, đặc điểm khuôn mặt của người đó.
C. Tính cách và sở thích của người đó.
D. Quá trình học tập và làm việc của người đó.
b) Trong bài văn tả người, để miêu tả chi tiết ngoại hình của nhân vật, ta cần chú ý điều gì?
A. Tả khung cảnh xung quanh nhân vật.
B. Chỉ miêu tả màu sắc và hình dáng cơ bản.
C. Miêu tả từ đầu đến chân, từ khuôn mặt đến vóc dáng.
D. Miêu tả nhân vật khi đang làm việc.
c) Khi viết bài văn tả người, để bài viết sinh động, ta cần làm gì?
A. Chỉ miêu tả ngoại hình nhân vật.
B. Miêu tả hành động và cảm xúc của nhân vật.
C. Miêu tả phong cảnh xung quanh nhân vật.
D. Sử dụng nhiều câu văn dài và phức tạp.
d) Câu nào dưới đây là cách miêu tả tính cách trong bài văn tả người?
A. Cô ấy có đôi mắt to, sáng và mái tóc dài.
B. Chị Lan luôn giúp đỡ bạn bè, sống rất vui vẻ và hòa đồng.
C. Anh ấy cao, dáng người rắn rỏi.
D. Cô giáo có chiếc váy màu xanh, luôn tươi cười.
Bài 2: Em hãy viết một bài văn tả một người mà em yêu quý (có thể là ông bà,
cha mẹ, thầy cô, bạn bè. .) trong gia đình hoặc ngoài xã hội. Trong bài văn, em cần tả rõ:
- Ngoại hình: Tả về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, trang phục. .
- Tính cách: Tả về những phẩm chất nổi bật, thói quen, sở thích của người đó.


zalo Nhắn tin Zalo