PHIẾU BÀI TẬP HÀNG NGÀY TV5 – HKI (KẾT NỐI TRI THỨC)
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ
ĐỌC: THANH ÂM CỦA GIÓ
Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ
men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống
đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi.
Thỉnh thoảng gió lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch.
Chiều về, đàn trâu no cỏ dầm mình dưới suối, chúng tôi tha thần tìm những viên đá đẹp cho mình. Bỗng em Bống nói:
– Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.
– Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống.
– Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế. Anh thử xem.
– Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm. – Điệp reo lên.
Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ. Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai.
– Nghe “u. . u…u. .” – Văn cười.
– Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế. –
Thành nhíu mày như đang tập trung lắm.
– Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui. .”.
– Còn tớ nghe thấy “cười, cười, cười, cười. . ”.
Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối
mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn là lên:
– Gió nói “đói, đói, đói. . rồi.”.
Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về,
không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió.
Tối đó, tôi và Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới
nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố
sẽ thử ngay xem gió nói điều gì. (Theo Văn Thành Lê)
Câu 1. Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?
A. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.
B. Sông nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.
C. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng ban mai xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.
D. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng ban mai xuống đáy làm cát, đá ánh lên lấp lánh.
Câu 2. Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? A. Trò chơi bịt tai. B. Trò chơi ô ăn quan. C. Trò chơi trốn tìm. D. Trò chơi đố vui.
Câu 3: Các bạn nghe thấy thanh âm gì của gió? A. Tiếng u. u… B. Tiếng cười.
C. Mỗi bạn một thanh âm.
D. Tiếng cười, tiếng đói.
Câu 4: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì?
A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.
B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.
C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ các con.
D. Bố muốn hai anh em vui vẻ.
Câu 5. Tô màu vào ô thể hiện tính cách của các bạn nhỏ qua trò chơi. Sâu lắng Hồn Chăm Hoạt
Câu 6: Trò chơi lắng nghe tiếng gió thể hiện tình cảm gì của các bạn nhỏ?
A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
B. Thể hiện tình cảm bạn bè bền chặt.
C. Thể hiện tình cảm gia đình.
D. Thể hiện tình cảm yêu quý bạn bè, gia đình.
Câu 7: Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. “Cây cối” là loại từ gì? A. Động từ. B. Tính từ. C. Danh từ. D. Phó từ.
Câu 2. Những từ “con voi, con hươu, con bò” là danh từ chỉ gì?
A. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. B. Danh từ chỉ người. C. Danh từ chỉ vật.
D. Danh từ chỉ thời gian.
Câu 3. Câu văn sau có mấy động từ?
“Con bò đang ăn cỏ bên bờ sông.” A. 1 động từ. B. 2 động từ. C. 3 động từ. D. 4 động từ.
Câu 4. Dòng nào dưới đây chỉ các tính từ?
A. Vàng, xanh, đi, đứng, ăn.
B. Vàng, lam, cao, thấp, béo.
C. Cá, mèo, tím, đỏ, hồng.
D. Ngồi, chạy, đen, trắng, lục.
Bài 2: Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn văn sau rồi điền vào dưới
đây:Thỉnhthoảng,muốnthửsựlợihại củanhữngchiếcvuốt,tôi cocẳnglên,đạpphanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh
tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung
rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Danh từ Động từ Tính từ
Bài 3: Nối các danh từ đã cho với nhóm thích hợp: thuở xa xưa gà trống sấm sét sư tử sương mù ba ba Danh từ chỉ con vật Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên hôm qua diều hâu sóng thần sóc sáng sớm lũ lụt
Bài 4: Dựa vào bức tranh dưới đây, tìm 4 động từ chỉ hoạt động của con người.
….……………………………………………
………………………………………………
………………………………. ……….……
………………………………………………
………………………………………………
Bài 5: Điền tính từ trong ngoặc vào chỗ chấm thích hợp trong đoạn văn dưới đây:
( lung linh, đỏ rực, im lìm, phớt hồng, mờ)
Nước sông Hồng khi …………. như pha son, khi ……….…. như hoa đào mùa
xuân. Ban đêm, từ bờ bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện …….………. Những
ngọn đèn cao áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long tựa những vì sao xanh. Sao trời
và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông còn
vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng
sao luôn biến đổi khi tỏ, khi ……… .
Thỉnh thoảng trên mặt sông lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo
dòng nước lấp loá trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi,
rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong
khoang, nằm ……………, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
(Sông Hồng, Hà Nội - Theo Hà Nội mới)
Bài 6: Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em yêu thích, trong đó có sử dụng 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm các chi tiết nào dưới đây?
A. Thêm thông tin giới thiệu.
B. Thêm miêu tả ngoại hình.
C. Thêm lời kể, lời tả.
D. Thêm miêu tả tính cách.
Câu 2: Em có thể kể một câu chuyện sáng tạo bằng các nào?
A. Thay đổi cách kết thúc câu chuyện.
B. Thay đổi ý nghĩa câu chuyện.
C. Thay đổi nhân vật trong câu chuyện.
D. Thay đổi toàn bộ diễn biến câu chuyện.
Câu 3: Em có thể sáng tạo gì về nhân vật trong bài văn kể chuyện sáng tạo?
A. Thêm chi tiết miêu tả ngoại hình.
B. Thêm một số nhân vật mới.
C. Thay đổi tính cách của nhân vật.
D. Không được thay đổi gì về nhân vật.
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của bài văn kể chuyện sáng tạo?
A. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung câu chuyện.
B. Thay đổi cách kết thúc và làm thay đổi nội dung câu chuuyện.
C. Thay đổi các kết thúc mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.
D. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Bài 2: Đọc bài văn kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và chi tiết sáng tạo dưới đây
(phần in nghiêng) và trả lời câu hỏi:
PHIẾU BÀI TẬP HÀNG NGÀY TV5 – HKI (KẾT NỐI TRI THỨC)
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ
ĐỌC: THANH ÂM CỦA GIÓ
Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ
men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống
đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi.
Thỉnh thoảng gió lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch.
Chiều về, đàn trâu no cỏ dầm mình dưới suối, chúng tôi tha thần tìm những viên đá đẹp cho mình. Bỗng em Bống nói:
– Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.
– Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống.
– Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế. Anh thử xem.
– Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm. – Điệp reo lên.
Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ. Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai.
– Nghe “u. . u…u. .” – Văn cười.
– Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế. –
Thành nhíu mày như đang tập trung lắm.
– Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui. .”.
– Còn tớ nghe thấy “cười, cười, cười, cười. . ”.
Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối
mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn là lên:
– Gió nói “đói, đói, đói. . rồi.”.
Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về,
không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió.
Tối đó, tôi và Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới
nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố
sẽ thử ngay xem gió nói điều gì. (Theo Văn Thành Lê)
Câu 1. Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?
A. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.
B. Sông nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.
C. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng ban mai xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.
D. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng ban mai xuống đáy làm cát, đá ánh lên lấp lánh.
Câu 2. Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? A. Trò chơi bịt tai. B. Trò chơi ô ăn quan. C. Trò chơi trốn tìm. D. Trò chơi đố vui.
Câu 3: Các bạn nghe thấy thanh âm gì của gió? A. Tiếng u. u… B. Tiếng cười.
C. Mỗi bạn một thanh âm.
D. Tiếng cười, tiếng đói.
Câu 4: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì?
A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.
B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.
C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ các con.
D. Bố muốn hai anh em vui vẻ.
Câu 5. Tô màu vào ô thể hiện tính cách của các bạn nhỏ qua trò chơi. Sâu lắng Hồn Chăm Hoạt
Câu 6: Trò chơi lắng nghe tiếng gió thể hiện tình cảm gì của các bạn nhỏ?
A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
B. Thể hiện tình cảm bạn bè bền chặt.
C. Thể hiện tình cảm gia đình.
D. Thể hiện tình cảm yêu quý bạn bè, gia đình.
Câu 7: Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Câu 8. Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. “Cây cối” là loại từ gì? A. Động từ. B. Tính từ. C. Danh từ. D. Phó từ.
Câu 2. Những từ “con voi, con hươu, con bò” là danh từ chỉ gì?
A. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên. B. Danh từ chỉ người. C. Danh từ chỉ vật.
D. Danh từ chỉ thời gian.
Câu 3. Câu văn sau có mấy động từ?
“Con bò đang ăn cỏ bên bờ sông.” A. 1 động từ. B. 2 động từ. C. 3 động từ. D. 4 động từ.
Câu 4. Dòng nào dưới đây chỉ các tính từ?
A. Vàng, xanh, đi, đứng, ăn.
B. Vàng, lam, cao, thấp, béo.
C. Cá, mèo, tím, đỏ, hồng.
D. Ngồi, chạy, đen, trắng, lục.
Bài 2: Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn văn sau rồi điền vào dưới
đây:Thỉnhthoảng,muốnthửsựlợihại củanhữngchiếcvuốt,tôi cocẳnglên,đạpphanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh
tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung
rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Danh từ Động từ Tính từ
Bài 3: Nối các danh từ đã cho với nhóm thích hợp: thuở xa xưa gà trống sấm sét sư tử sương mù ba ba Danh từ chỉ con vật Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên hôm qua diều hâu sóng thần sóc sáng sớm lũ lụt
Bài 4: Dựa vào bức tranh dưới đây, tìm 4 động từ chỉ hoạt động của con người.
….……………………………………………
………………………………………………
………………………………. ……….……
………………………………………………
………………………………………………
Bài 5: Điền tính từ trong ngoặc vào chỗ chấm thích hợp trong đoạn văn dưới đây:
( lung linh, đỏ rực, im lìm, phớt hồng, mờ)
Nước sông Hồng khi …………. như pha son, khi ……….…. như hoa đào mùa
xuân. Ban đêm, từ bờ bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện …….………. Những
ngọn đèn cao áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long tựa những vì sao xanh. Sao trời
và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông còn
vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng
sao luôn biến đổi khi tỏ, khi ……… .
Thỉnh thoảng trên mặt sông lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo
dòng nước lấp loá trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi,
rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong
khoang, nằm ……………, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
(Sông Hồng, Hà Nội - Theo Hà Nội mới)
Bài 6: Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em yêu thích, trong đó có sử dụng 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm các chi tiết nào dưới đây?
A. Thêm thông tin giới thiệu.
B. Thêm miêu tả ngoại hình.
C. Thêm lời kể, lời tả.
D. Thêm miêu tả tính cách.
Câu 2: Em có thể kể một câu chuyện sáng tạo bằng các nào?
A. Thay đổi cách kết thúc câu chuyện.
B. Thay đổi ý nghĩa câu chuyện.
C. Thay đổi nhân vật trong câu chuyện.
D. Thay đổi toàn bộ diễn biến câu chuyện.
Câu 3: Em có thể sáng tạo gì về nhân vật trong bài văn kể chuyện sáng tạo?
A. Thêm chi tiết miêu tả ngoại hình.
B. Thêm một số nhân vật mới.
C. Thay đổi tính cách của nhân vật.
D. Không được thay đổi gì về nhân vật.
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của bài văn kể chuyện sáng tạo?
A. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung câu chuyện.
B. Thay đổi cách kết thúc và làm thay đổi nội dung câu chuuyện.
C. Thay đổi các kết thúc mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.
D. Thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Bài 2: Đọc bài văn kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và chi tiết sáng tạo dưới đây
(phần in nghiêng) và trả lời câu hỏi: