ĐỀ SỐ 12- KHÓA TĂNG TỐC LUYỆN ĐỀ MÔN HÓA HỌC
Câu 1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 vào dung dịch gồm KMnO4 và H2SO4. Hiện tượng nào quan sát được ?
A. Dung dịch màu tím bị nhạt dần.
B. Dung dịch màu tím bị nhạt dần và chuyển dần sang màu xanh.
C. Dung dịch màu tím bị chuyển dần sang nâu đỏ.
D. Màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng.
Câu 2: Isopropylbenzen còn gọi là: A. Toluen. B. Stiren. C. Cumen. D. Xilen.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai và xốc.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí .
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, dễ hoá rắn, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa nguyên tử N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 4: Để đựng các loại thức ăn, đồ uống có vị chua cần sử dụng đồ dùng làm bằng chất liệu gì để đảm bảo an toàn?
A. Kim loại nguyên chất B. Hợp kim C. Sành, sứ D. Túi nilon
Câu 5: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các
chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:
A. (4), (2), (5), (1), (3).
B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (1), (5), (2), (3).
D. (4), (2), (3), (1), (5).
Câu 6: Dãy gồm các chất điện li yếu là
A. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH.
B. H2CO3, HClO, HCOOH, Bi(OH)3.
C. BaSO4, H2S, CaCO3, AgCl.
D. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.
Câu 7: Ion Cr2O không tồn tại trong môi trường nào? A. Môi trường axit.
B. Môi trường trung tính.
C. Môi trường kiềm.
D. Môi trường trung tính hoặc môi trường axit.
Câu 8: Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí. Khi oxi hóa hoàn toàn X thì thu được thể tích khí
CO2 và hơi H2O là 2:1 ở cùng điều kiện. X phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa. Số cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 9: Chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với
hiđro (xúc tác Ni, t0) thu được sản phẩm Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo bền của X
thỏa mãn các điều kiện trên là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 → X → Y → CH3COOH
Trong các chất: C2H6, C2H4, CH3CHO, CH3COOCH=CH2, số chất phù hợp với chất X trong sơ đồ trên là 1
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 11: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na,
với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả
năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH3COOCH2CH2OH. B. HCOOCH2CH(OH)CH3. C. HCOOCH2CH2CH2OH. D. CH3CH(OH)CH(OH)CHO.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.
(2) Điều chế poli(vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic.
(3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với stiren.
(4) Tơ nilon-6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.
(b) Dung dịch glucozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
(c) Lysin, axit glutamic, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.
(d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(e) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 14: Cho các chát: ancol isoamylic, anilin, butađien, axetanđehit, stiren, toluen, axit metacrylic, vinyl
axetat, isopren, benzen, isopentan, axeton. Số chát có khảnăng làm mát màu nước brom là A. 7. B. 6. C. 5. D. 8.
Câu 15: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau: A. NH3. B. CO2. C. HCl. D. N2.
Câu 16: Kết qủa thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu xanh Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Cu(OH)2 Có màu tím 2
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
T Nước brom Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenol.
B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
C. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.
D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, phenol.
Câu 17: Cho từ từ từng gi ọt dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít
khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu
được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là A. a = 0,75b. B. a = 0,8b. C. a = 0,35b. D. a = 0,5b.
Câu 18. Cho các phản ứng:
K2Cr2O7 + 14HBr → 3Br2 + 2KBr + 2CrBr3 + 7H2O (1) Br2 +2NaI → 2NaBr + I2 (2)
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tính oxi hoá: I2 >Br2 .
B. Tính khử: Cr3+ > I- .
C. Tính khử: Br2 > Cr3+.
D. Tính oxi hoá: Cr2O > I2
Câu 19: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt
dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra nhiều và nhanh hơn. Chất tan trong dung dịch X là A. Na2SO4. B. FeSO4. C. NaOH. D. MgSO4.
Câu 20: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu
được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 21: Cho các ứng dụng sau:
(1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp;
(2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân;
(3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;
(4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ;
(5) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
Các ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm là A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5.
Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng sau:
A. CO2, CaC2, Na2CO3, NaHCO3.
B. CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3.
C. CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3.
D. CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3. 3
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 23: Cho dãy chuyển hoá sau
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Na2Cr2O7, CrSO4, NaCrO2.
B. Na2CrO4, CrSO4, Cr(OH)3.
C. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2.
D. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.
(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 25: X có công thức là (H2N)2C5H9COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 100 mL H2SO4 0,5M thu
được dung dịch Y. Biết Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH và NaOH thu được 14,46 gam muối. Số
mol của NaOH và KOH lần lượt là A. 0,04 và 0,1 mol. B. 0,1 và 0,04 mol. C. 0,05 và 0,04 mol. D. 0,04 và 0,04 mol.
Câu 26: X là dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Y là dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Trộn
V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y đến khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 lít dung dịch
Z có pH = 13. Khi cô cạn toàn bộ dung dịch Z thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 92,89 B. 75,31 C. 68,16 D. 100,37
Câu 27: Lấy 240 ml dung dịch NaOH 1,6M và KOH 1M tác dụng hết với dung dịch H3PO4 thu được
dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cô cạn dung dịch thu được 20,544 gam hỗn hợp muối khan.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là? A. 11,160 gam. B. 17,688 gam. C. 17,640 gam. D.24,288 gam.
Câu 28: Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch gồm NaAlO2 aM và NaOH bM. Đồ thị
biểu diễn mối liên hệ giữa số mol Al(OH)3 tạo ra và số mol HCl được mô tả như hình vẽ sau: Tỉ số của a : b là A. 1,50. B. 1,75. C. 0,64. D. 1,95.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm anđehit axetic và một anđehit đơn chức Y mạch hở với tỉ lệ mol là 2 : 1. Hiđro
hóa hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X thấy có 0,4 mol H2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3
mol X thu được 352 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là A. C2H3CHO. B. C3H5CHO. C. C3H7CHO. D. C2H5CHO. 4
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bộ 13 đề thi thử THPT QG chuẩn môn Hóa học năm 2023 - GV Lê Đăng Khương có đáp án( Đề 12)
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
-
Bộ 13 đề thi thử THPT QG chuẩn môn Hóa học năm 2022-2023 có lời giải chi tiết được thầy Lê Đăng Khương biên soạn công phu bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
-
File word có lời giải chi tiết 100%.
-
Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(477 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)