Bộ đề bứt phá điểm thi vào 10 Ngữ văn cực hay

0.9 K 454 lượt tải
Lớp: Ôn vào 10
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ đề bứt phá điểm thi vào 10 môn Ngữ văn bao gồm: 60 Đề thi; Nhật kí luyện đề; Phân tích cấu trúc đề thi vào 10 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Ngữ văn vào 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(908 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ 1
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Sở GD&ĐT Hà Nội Phần I (6,0 điểm)
Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.
1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.
2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng."

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?
3. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương
trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch nói về hình ảnh người lao động ở khổ
thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết câu và câu có thành phần phụ chú (gạch dưới những
từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú):
"Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Phần II (4,0 điểm)
Sau đây là một phần cuộc trò chuyện của Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): "Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ cây rợp

mát. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?"
Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm

gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ "tiên nhân" được nhắc đến trong lời của
Phan Lang được dùng để chỉ những ai?
2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc" và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?


3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hướng dẫn
I. Phần đọc hiểu (6,0 điểm) CÂU 1: Tác giả: Huy Cận. Năm sáng tác: 1958. CÂU 2:
- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong 2 câu thơ: gió, trăng, mây, biển.
- Biện pháp tu từ nói quá và những hình ảnh liên tưởng trong 2 câu thơ có tác dụng:
+ Nhấn mạnh tầm vóc và vị thế lớn lao, tâm hồn lãng mạn, sự hòa hợp với thiên nhiên... của con người lao động.
+ Thể hiện tình cảm của tác giả với người lao động, với thiên nhiên và cuộc sống mới. CÂU 3: Ghi chính xác câu thơ:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Chữ Hán: Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền)
(Rằm tháng Giêng (Nguyên Tiêu) của Hồ Chí Minh) CÂU 4: Nội dung
- Đoạn văn phải bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, cách
ngắt nhịp, biện pháp tu từ...) để làm sáng tỏ hình ảnh người lao động. Các ý cần đạt:
+ Không gian: biển cả; thời gian: lúc rạng sáng "sao mờ", "đón nắng hồng".
+ Công việc: "kéo lưới".
+ Khí thế khẩn trương "kịp trời sáng", vóc dáng khỏe khoắn "kéo xoăn tay".
+ Tâm trạng hồ hởi, tinh thần lạc quan trước thành quả lao động và sự giàu đẹp của thiên nhiên.
+ Thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả. • Hình thức
- Đoạn văn diễn dịch: câu chủ đề là câu 1.
- Có phép lặp để liên kết các câu.
- Có 1 câu có thành phần phụ chú.
- Gạch dưới từ ngữ liên kết và thành phần phụ chú. Phần II (4,0 điểm) CÂU 1:
- Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương sau buổi tiệc ở thủy cung.
-Từ "tiên nhân" trong đoạn văn chỉ người đời trước (cha, ông, tổ tiên), Trương Sinh.

CÂU 2:
Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc" và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày", vì:
- Lời của Phan Lang chạm đến những nỗi niềm sâu kín của Vũ Nương.
- Vũ Nương còn nặng lòng với trần gian, khát khao được phục hồi danh dự. CÂU 3:
Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Gợi ý:
- Gia đình là nơi ta được sinh ra bằng tình yêu thương, sự đón chờ của ông bà, cha mẹ, anh chị; nơi ta lớn lên mỗi ngày.
- Gia đình với nếp nghĩ, nếp sống riêng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách, suy nghĩ, ứng xử và sự
phát triển của mỗi người. Không có sự chăm lo, giáo dục của gia đình là một điều thiệt thòi lớn về tinh
thần, cũng có thể dẫn tới sự thiếu hụt trong phát triển nhân cách con người.
- Gia đình là nơi luôn chan chứa tình yêu thương, cho ta sức mạnh tinh thần quý giá để đứng vững giữa
cuộc đời; cũng là nơi sẵn sàng đón lấy ta, cho ta trở về sau những thăng trầm, vấp ngã.
- Ta có thể có nhiều bạn bè nhưng gia đình chỉ có một mà thôi.  Kết luận:
- Gia đình là tài sản quý giá của mỗi người, có vai trò và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống mỗi người.
- Phê phán những kẻ bất hiếu, coi nhẹ gia đình.  Bài học:
- Cần trân trọng, biết ơn, xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình.
- Liên hệ bản thân với tư cách là một người con, người cháu trong gia đình.


zalo Nhắn tin Zalo