A. ĐỀ THI THAM KHẢO Đề 1
I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1. Đọc văn bản sau:
Lần đầu tiên trong lịch sư Việt Nam và có lẽ cà thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà
sàn nhỏ làm bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện” của mình. (...) Chiếc nhà sàn đó cũng
chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc
mạc và đơn sơ. Và chue nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo
bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một
tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống cùa Người cũng rất
đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà)
a. Nêu nội dung chính của văn bản.
b. Cảm nhận câu văn sau: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị
chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ làm bằng ỗô bên cạnh chiếc ao làm "cung diện ” của mình. Câu 2.
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu sau và nêu tác dụng: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này
cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ. đôi dép lốp thô sơ
như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. II.LÀM VĂN Câu 1.
Viết bài văn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối
với cuộc sống của mỗi người. Câu 2.
Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái
Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ. Từ đó nêu suy nghĩ của em về vai trò, vị trí của người phụ
nữ trong cuộc sống hiện nay.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1.
a. Nội dung chính của văn bản: Bác Hồ sử dụng nhà sàn để ở và làm việc. Trang phục của Bác
rất giản dị và việc ăn uống của Bác cũng rất đạm bạc, không chút cầu kỳ.
b. Qua không gian sinh sống và làm việc của Bác, chúng ta thấy rằng, Bác rất giản dị, gần gũi
với người dân, hoàn toàn đối lập với cuộc sống của các đấng quân vương ngày trước. Từ cung điện
được hiểu là ngôi nhà sàn rất đơn sơ, nơi Bác sống và làm việc, khác với cung điện nguy nga,
lộng lẫy của vua chúa trong xã hội phong kiến. Câu 2.
- Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê: trang phục của Bác giản dị: quần áo bà
ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Tác dụng: Với biện pháp nghệ thuật liệt kê, ta thấy Bác sử dụng nhiều loại trang phục rất
bình thường, giản dị, gần gũi với cuộc sống của người dân lao động. Bác là vị lãnh tụ của nhân
dân, tất cả vì lợi ích của dân chứ không mưu cầu điều gì riêng cho bản thân mình. II.LÀM VĂN Câu 1.
Suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với cuộc sống của mỗi người. a. Đặt vấn đề:
- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia
đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.
- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã
hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu
thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. b. Triển khai:
- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ
hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
- Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ
những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển
hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.
+ Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là
nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao
dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên
khích lệ cho những thành quả, thành công,...
+ Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt
nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy
cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt.
- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi
mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người.
- Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các
quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu
nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại
là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. c. Đánh giá:
- Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Đe tạo nên
mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân
và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.
- Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và
đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự
phát triển bền vững của con người, của xã hội. Câu 2.
Vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyên người con gái Nam Xương của nhà
văn Nguyễn Dữ. Suy nghĩ về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. a. Đặt vấn đề:
- Nguyễn Dữ là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ
XVI. Ông sống ở thời kỳ mà chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc
chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên, gây đau khổ cho nhân dân.
- Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thổi nát, ông đã thể hiện kín đáo tình
cảm của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục, gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu
nhất là Chuyên người con gái Nam Xưcmg. Nhân vật chính của truyện là Vũ Nương, người phụ
nữ đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu sổ phận đầy bi kịch. b. Triển khai:
- Theo lời kể của tác giả, Vũ Nương - nhân vật chính cứa truyện, là một ngưòi con gái thùy
mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Nàng lấy chồng là Trương
Sinh, vốn là một người ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã rất khéo
léo, giữ cho gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy, Vũ Nương quả là một người vợ
hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình.
- Đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương lại càng bộc lộ rõ hơn
phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi
người cảm động: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo
gấm trở về quẽ cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Những lời nói ấy
cho ta ta thấy, Vũ Nứơng là ngưòi không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình.
Không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nồi vất vả gian lao của chồng: chỉ e việc quân
khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao... Thế rồi, nàng bày
tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thủy chung: nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa
soạn áo rét, gửi người ải xa...
- Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh
con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ chồng đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất,
nàng đã lo ma chay chu đáo như với mẹ đẻ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm
nguy, tác giả đã gửi gắm tình cảm của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao,
nhân cách của nàng đối với gia đình: Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt,
con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ.
- Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống cùa người phụ nữ Việt Nam.
Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng
vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung,
vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ
Chiến thắng kì thi 9 vào 10 Ngữ văn năm 2023-2024 cực hay
1 K
500 lượt tải
130.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ Chiến thắng kì thi 9 vào 10 môn Ngữ văn bao gồm: 36 Đề thi tham khảo; Văn tự sự; Văn bản đọc thêm: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Ngữ văn vào 10.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(999 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)