Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (đề 10)

562 281 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(562 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 10
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Nhà bác học của đồng ruộng” (trang 104)
Tiếng Việt 4 Tập 1 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Ông của đã làm gì để bảo vệ
giống lúa quý? Hành động đó nói lên điều gì về ông?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
VỊ SỨ GIẢ THÔNG MINH
Ngày xưa, có vị quốc vương nọ có một quy định rất đặc biệt. Bất cứ ai
đến tham gia bữa tiệc của ngài đều không được lật giở thức ăn mà chỉ có thể ăn
phần bên trên của món ăn đó.
Một sứ giả đến vương quốc này, quốc vương vô cùng vui mừng đặt tiệc
chiêu đãi sứ giả. Người hầu bưng ra một đĩa cá rất thơm ngon. Sứ giả không biết
quy định của quốc vương liền lật con cá lên.
Các đại thần thấy vậy liền nói: “Thưa bệ hạ, hành động kia đã phạm tội
khi quân! Chưa ai dám làm nhục bệ hạ như vậy, ngài phải xử tội sứ giả đó đi!”
Quốc vương thở dài nói với sứ giả: “Ngươi nghe thấy không? Nếu ta
không bắt ngươi chết, ta sẽ bị các đại thần cười nhạo. Nhưng vì mối quan hệ tốt
đẹp giữa quý quốc và nước ta, trước khi ngươi chết, ta cho phép ngươi cầu xin
một việc, ta hứa sẽ thực hiện.”


Vị sứ giả nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Việc đã như vậy, tôi chẳng còn cách
nào khác. Tôi chỉ xin ngài một ân huệ nhỏ.”
Quốc vương nói: “Được, ngoài cho ngươi tính mạng, còn những yêu cầu
khác, ta có thể đáp ứng hết.”
Nghe vậy, sứ giả nói: “Thần hi vọng trước khi thần chết, ngài hãy cho
thần đôi mắt của những người đã nhìn thấy thần lật con cá đó.”
Quốc vương kinh hãi, vội vàng thề rằng mình không nhìn thấy gì cả, chỉ
nghe người khác nói như vậy mà thôi. Tiếp đó đến hoàng hậu bên cạnh cũng
nói: “Ta cũng chẳng thấy gì cả”. Các đại thần nhìn nhau, sau đó từng người
đứng dậy chỉ tay lên trời và thề mình không nhìn thấy.
Cuối cùng, vị sứ giả mỉm cười và đứng dậy nói: “Không có ai nhìn thấy
tôi lật con cá, vậy chúng ta tiếp tục dùng bữa nhé!”
Và như vậy, nhờ trí thông minh, vị sứ giả đã giữ được tính mạng của mình.
(Theo 168 câu chuyện hay nhất – Vươn lên để thành công – Ngọc Linh biên soạn)
Câu 1. Theo em, quốc vương đặt tiệc mời sứ giả nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
A. Để tạo ra một cái bẫy nhằm gây chiến với nước láng giềng.


B. Ông muốn thử thách trí thông minh của sứ giả nước bạn.
C. Ông muốn tỏ rõ sự hiếu khách và trân trọng của mình đối với sứ giả nước bạn.
D. Ông muốn cho sứ giả thấy sự giàu có, xa hoa của vương quốc mình.
Câu 2. Tại sao lúc sau, tất cả mọi người tham dự bữa tiệc lại phủ nhận
hành động “lật con cá lên” của vị sứ giả? (0,5 điểm)
A. Vì mọi người không muốn làm mất thể diện của quốc vương trước mặt vị sứ giả nước láng giềng.
B. Vì không ai muốn dâng đôi mắt của mình cho vị sứ giả trước khi ông ta chết.
C. Vì mọi người không muốn làm mất hòa khí giữa hai nước.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy vị sứ giả là người như thế nào? (0,5 điểm) A. Có ý chí, nghị lực.
B. Tốt bụng, giàu lòng yêu thương. C. Lạc quan, yêu đời. D. Thông minh, nhanh trí.
Câu 4. Em hãy gạch chân vào thành phần thứ nhất trong các câu sau: (1 điểm)
Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”,
“Đôi hài bảy dặm”,... Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số
chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”.
Câu 5. Đặt câu: (1 điểm)
a) Sử dụng biện pháp nhân hóa:
.................................................................................................................................
b) Sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh:
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm các tính từ có trong hai khổ thơ sau: (1 điểm)

Giàn gấc đan lá Xanh một khoảng trời Gió về gió quạt Mát chỗ em ngồi... Trái gấc xinh xinh Chín vàng nắng đỏ Bao nhiêu Mặt Trời Ngủ say trong đó. (Đặng Vương Hưng)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) BẦM ƠI! (Trích)
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run


zalo Nhắn tin Zalo