BÀI TẬP HẰNG NGÀY TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1 – CÁNH DIỀU
Bài 1: Chân dung của em
BÀI ĐỌC 1: Tuổi ngựa.
Bài 1. Bạn nhỏ mang gì về cho mẹ sau khi đi khắp trăm miền? A B C D
Bài 2. Khổ thơ thứ 3 trong bài Tuổi ngựa có những hình ảnh nào?
A. Màu hoa mơ trắng như màu trang giấy.
B. Mùi hoa huệ ngọt ngào.
C. Gió và nắng xôn xao trên cánh đồng đầy hoa cúc dại. D. Tất cả đáp án trên.
Bài 3. Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ tuổi ngựa nhắn nhủ mẹ điều gì?
A. Ngựa con sẽ đi rất xa không bao giờ về với mẹ của mình.
B. Mẹ đừng buồn, dù đi xa đến đâu con vẫn tìm về với mẹ.
C. Từ nay ngựa con sẽ ở nhà không bao giờ đi nữa.
D. Ngựa con thích đi xa nhưng vì mẹ nên không đi nữa.
Bài 4. Đọc bài thơ và cho biết, bạn nhỏ trong bài thơ là nhân vật thế nào?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
BÀI VIẾT 1: Viết đoạn văn về một nhân vật (Cấu tạo của đoạn văn)
Bài 1. Nối câu hỏi ở cột trái với câu trả lời thích hợp ở cột phải để nêu các bước
cần làm khi viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi ngựa. 1.
- Đặc điểm về tính cách của bạn nhỏ. a. Viết về ai?
- Cảm nhận của bạn nhỏ về những gì đã thấy
trên đường núi, sông, rừng, biển, cánh đồng hoa, mặt trời. .
- Lời nhắn gửi của bạn nhỏ với mẹ. b. Tìm ý
2. Xem lại bài viết về ý, chính tả, dùng từ, đặt câu.
3. Dựa vào các ý, lựa chọn từ ngữ, viết các c. Sắp xếp ý
câu văn của đoạn văn sao cho liền mạch, rõ ý. d. Viết đoạn văn
4. Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi ngựa. e. Kiểm tra lại, hoàn
5. Xếp các ý cảm nhận theo trật tự phù hợp. chỉnh đoạn văn
Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Em được bố mua cho cuốn sách "100 truyện cổ
tích Việt Nam” rất hay và thú vị. Trong cuốn sách này,
em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh, nhân vật chính
của câu chuyện cổ tích cùng tên. Thạch Sanh là một
chàng trai mồ côi, sống một mình trong túp lều cũ
dưới gốc đa. Anh có tấm lòng nhân hậu, luôn sẵn
sàng giúp đỡ người khác. Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, trừ hại
cho dân, giết đại bàng để cứu công chúa - con vua Thủy Tề. Đặc biệt, dù biết mẹ con
Lý Thông luôn muốn hãm hại mình, nhưng anh vẫn rộng lượng tha thứ cho họ. Anh
là một biểu tượng tốt đẹp về cái thiện, là hình ảnh tiêu biểu cho người anh hùng dân
gian, luôn bảo vệ công lí. Thạch Sanh sẽ là tấm gương sáng về lòng nhân hậu để em
học tập và noi theo. (Sưu tầm)
a) Đoạn văn trên viết về nội dung gì?
b) Câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
c) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
BÀI ĐỌC 2: Cái răng khểnh.
Bài 1. Bạn nhỏ trong bài đọc không thích cười vì lí do gì? A. Vì bạn nhỏ buồn.
B. Vì bạn nhỏ đang mệt.
C. Vì bạn nhỏ có cái răng khểnh.
D. Tất cả các phương án trên.
Bài 2. Một số bạn trong lớp và bố có quan điểm khác nhau như thế nào về chiếc
răng khểnh của bạn nhỏ: Các bạn trong lớp: Bố bạn nhỏ:
Bài 3. Khi biết lí do bạn nhỏ không hay cười vì răng khểnh, người bố trong câu chuyện đã nói gì?
A. Răng khểnh đẹp vì nó làm nụ cười trở nên đặc biệt, khác với người khác.
B. Răng khểnh không đẹp nhưng phải chấp nhận vì không thay đổi được.
C. Mỗi người đều có nét riêng, nên tự hào vì nét riêng đó của mình. D. A và C đều đúng.
Bài 4. Câu chuyện muốn nói điều gì? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
để hoàn thành câu trả lời.
(vẻ đẹp diệu kì, quý trọng sự khác biệt, điểm riêng biệt)
Mỗi người đều có một (1)…………………, không ai giống ai. Sự khác biệt,
độc đáo của mỗi người làm nên (2) ………………… đa dạng của cuộc sống. Mỗi
chúng ta cần (3) ………………… của chính mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Danh từ.
Bài 1. Xếp các từ sau vào nhóm phù hợp:
chích chòe, chén, cô giáo, em bé, xe máy, bác sĩ, máy tính, thằn lằn, cá mập - Danh từ chỉ người - Danh từ chỉ vật - Danh từ chỉ con vật
Bài 2. Ghép các dòng sau sao cho hợp lý. Bác sĩ
là danh từ chỉ hiện tượng. Mưa phùn
là danh từ chỉ sự vật. Quyển vở là danh từ chỉ người.
Bài 3. Gạch chân vào các danh từ có trong các câu văn, câu thơ sau.
a) Tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại.
b) Dưới đôi cánh chuồn chuồn là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ
ao với những khóm khoai nước rung rinh. c)
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)
BÀI VIẾT 2: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật (Tìm ý và sắp xếp ý).
Bài 1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
(đáng yêu, khám phá, bay nhảy, bạn nhỏ tuổi Ngựa, hiếu thảo, hiếu động)
1. Em viết về nhân vật: (1) ……………………………… 2. Em sẽ viết:
a) Cảm nghĩ về nhân vật: (2) ………………………………
b) Tính tình: (3) ………………………………, không ở yên một chỗ.
c) Sở thích, ước mơ: thích (4) ………………………………, mơ ước
(5) …………………………. . những miền đất lạ.
d) Tính cách: nhanh nhẹn, (6) …………………………. .
Bài 2. Các ý dưới đây phù hợp với đoạn văn miêu tả nhân vật nào trong các bài đọc em đã học.
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Nhân vật bạn
nhỏ đáng yêu, hiếu thảo.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: Nhanh nhẹn
c) Đặc điểm tính cách: Thích khám phá, thương
mẹ và hiếu thảo với mẹ.
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Hồng là một cô bé ngoan.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: Hồng là một cô gái cao, lớn.
c) Đặc điểm tính cách: Biết rút kinh nghiệm cho
bản thân, biết chăm sóc em, giúp đỡ mẹ công việc nhà.
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Nhân vật bạn
nhỏ là một bạn nhỏ đáng yêu.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: bạn nhỏ
có một chiếc răng khểnh.
c) Đặc điểm tính cách: Tự ti khi bạn bè trêu trọc
về chiếc răng khểnh. Tự tin khi chia sẻ câu
chuyện của mình với bố và cô giáo.
BÀI ĐỌC 3: Vết phấn trên mặt bàn
Bài 1. Nhân vật Thi ca trong văn bản hiện lên với những đặc điểm nào
……………………………………………………….
……………………………………………………….
………………………………………………………
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
Bài 2. Tại sao Minh lại xoá đường ranh giới đi?
A. Vì Thi Ca không viết bằng tay trái nữa.
B. Vì Minh xin cô giáo đổi sang chỗ ngồi khác.
C. Vì Minh ân hận bởi hành động của mình khiến Thi Ca buồn.
D. Vì Thi Ca vào bệnh viện nên Minh ngồi một mình.
Bài 3. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với Thi Ca khi bạn đi học trở lại?
Bài tập hàng ngày Tiếng việt lớp 4 Cánh diều
16
8 lượt tải
180.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập hàng ngày môn Tiếng việt lớp 4 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Tiếng việt lớp 4.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(16 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)