Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (đề 4)

4.3 K 2.2 K lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(4343 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Bức tường có nhiều phép lạ” (trang 97) Tiếng
Việt 4 Tập 1 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Hành động và suy nghĩ nào của
Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh
phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được
nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà
vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
– Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé
đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc
được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!


Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú
bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khmer
Câu 1. Nhà vua giao hẹn điều gì khi giao thóc giống cho người dân? (0,5 điểm)
A. Ai làm cho thóc nảy mầm nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
B. Ai làm cho thóc nảy mầm nhiều nhất sẽ được truyền ngôi.
C. Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
D. Ai thu hoạch thóc nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
Câu 2. Theo em, vì sao người dân nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua? (0,5 điểm)
A. Vì vụ mùa năm ấy bội thu.
B. Vì họ trồng trọt rất giỏi.
C. Vì họ làm lụng rất chăm chỉ.
D. Vì ai cũng muốn nối ngôi vua.
Câu 3. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm) A. Cần chăm chỉ. B. Cần trung thực.
C. Cần kiểm tra kĩ thóc giống trước khi trồng.
D. Không nên đổi thóc giống vua đã phát.


Câu 4. Em hãy tìm các danh từ có trong mỗi câu sau: (1 điểm)
a) Trên cánh đồng, từng đàn cò sải cánh bay về tổ.
.................................................................................................................................
b) Trên triền đê, bọn trẻ đang chơi thả diều.
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy chỉ ra các tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Con chim gáy hiền lành, béo núc. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa,
cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh. (Theo Tô Hoài)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 6. Dựa vào bức tranh sau, em hãy chỉ ra động từ phù hợp và đặt câu với
động từ đó: (1 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
THĂM BÁC CHIỀU ĐÔNG (Trích)
Lại về thăm Bác nắng chiều đông
Sương khói bâng khuâng trái chín hồng
Lồng lộng trời xanh mây trắng nõn
Cho lòng man mác nhớ mênh mông... Tố Hữu
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đơn xin nghỉ học do bị ốm. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm.
Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Hành động và suy nghĩ cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn là:
+ Hành động: Chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt; Quy thở dài: “Trời
thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”
+ Suy nghĩ: nghĩ đến bố và bức tường trước mặt.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
C. Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.


zalo Nhắn tin Zalo