Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều (Đề 6)

34 17 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 4 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(34 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 6)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CHIM SÂU XỬ KIỆN
Chim sẻ kiện chim khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Cả vườn cây
nhớn nhác cả lên. Lá đơn của sẻ được đưa cho chim sâu. Lời lẽ như sau:
Tôi tên là sẻ. Nhà tôi ở chốn cành si. Tôi đã đẻ con tôi ở đấy. Thế
mà nhà chim khuyên lại bảo đấy là tổ của ả. Vì vậy tôi làm đơn này để
bầy đàn, vườn chim xem xét cho tôi. Được như vậy, vợ chồng tôi đội ơn nhiều lắm...
Đọc xong lá đơn, chim sâu cho mời chim khuyên lại để hỏi. Chim khuyên chồng nói:
- Cái tổ ấy vợ chồng tôi đang làm dở dang. Vì phải đi tìm bông tơ
về lót ổ cho vợ tôi đẻ trứng, chúng tôi đã đi ba bốn ngày mới kiếm được.
Lúc trở về thì đã thấy nhà sẻ ở trong rồi. Chúng tôi xin lại tổ, nhà sẻ đã
không chịu trả lại còn doạ đánh và đưa đơn kiện chúng tôi. Đầu đuôi là như vậy ạ.
Nghe xong, chim sâu phát lệnh mời họp cả vườn chim lại và nói:
– Thưa các bậc cao tuổi và các bạn. Cứ theo đôi bên thì sẻ bảo sẻ
đúng, khuyên bảo khuyên oan. Vậy tôi xin có đề nghị này: Ngay tại đây,
trên một cành si kia, anh chị sẻ và anh chị khuyên hãy dựng một cái
khung tổ. Nếu ai dựng giống như chiếc tổ đang tranh chấp thì cái tổ đang tranh chấp là của họ. Cả vườn chim đồng ý.
Vợ chồng khuyên khéo léo lách mình vào vòm cây, dùng mỏ dùng
chân kết một vòng khung tổ. Chồng bắt lá, vợ tết dây cho đan vào nhau.
Chỉ một lúc, cái khung tổ tròn tròn đã hiện hình trên cành si cao. Ngược
lại, vợ chồng sẻ cứ loay hoay mãi mà không xong. Mỏ sẻ sắc như kéo, cứ
bập vào lá là lá rách. Vả lại, sẻ có làm tổ bao giờ đâu. Từ xưa, sẻ chỉ đi ở
nhờ, sẵn đâu có nơi trú chân là xông vào đấy. Gặp loài chim to khoẻ, sẻ
bị đuổi đi. Gặp loài yếu ớt, hiền lành thì sẻ cướp lấy làm tổ của mình.
Khi chim khuyên làm xong cái khung tổ, chim sâu lên tiếng:
- Thưa các bậc cao tuổi và các bạn. Cuộc thử thách để tìm ra lẽ
phải đã xong. Những ai vốn quen đi ở nhờ, ở sẵn thường không biết làm
tổ. Chim sẻ đã không làm được các công việc để chứng tỏ cái tổ ấm cúng
kia là của sẻ. Tôi tuyên bố bác bỏ lá đơn của sẻ và sẻ phải trả lại tổ cho khuyên!
Cả vườn chim vang lên tiếng hót đồng ý, đồng lòng. Vợ chồng
chim khuyên sung sướng cảm ơn chim sâu và cả vườn chim. Còn vợ
chồng sẻ xấu hổ nên đã kéo nhau bay đi từ lúc nào không biết. Theo Phong Thu
Câu 1 (0,5 điểm). Chim sẻ kiện chim khuyên việc gì?
A. Chim khuyên doạ đánh chim sẻ.
B. Chim khuyên đòi nhà của chim sẻ.
C. Chim khuyên đòi con của chim sẻ.
D. Chim khuyên tranh chấp tổ với chim sâu.
Câu 2 (0,5 điểm). Kết cục, chim sâu phân xử thế nào?
A. Chiếc tổ tranh chấp là của vợ chồng chim khuyên.
B. Chiếc tổ tranh chấp là của chim sẻ.
C. Chim sẻ phải bồi thường thiệt hại cho vợ chồng chim khuyên.
D. Chim sẻ phải làm cái tổ khác cho vợ chồng chim khuyên.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, câu chuyện có ngụ ý gì? A. Mềm nắn rắn buông.
B. Không phải của mình thì có tranh giành cũng không được.
C. Mỗi sự vật đều có nơi có chốn nhất định trong tự nhiên.
D. Thiên nhiên vạn vật cũng không ngừng cạnh tranh để sinh tồn.
Câu 4 (0,5 điểm). Cách xử kiện của chim sâu trong câu chuyện nói lên
thói quen, đặc điểm nào của chim sẻ?
A. Sẻ thường xuyên làm tổ rất đẹp.
B. Sẻ không làm tổ bao giờ đâu, chim sẻ chỉ đi ở nhờ, sẵn đâu có nơi trú chân là vào ở.
C. Sẻ có tính cách hung tợn.
D. Sẻ rất hay bắt nạt các loài chim.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Tra nghĩa các từ dưới đây trong từ điển để đặt câu với mỗi từ. - thân mật:
…………………………………………………………………………… …… - thân thiện:
…………………………………………………………………………… ….. - thân thiết:
…………………………………………………………………………… …... - thân thích:
…………………………………………………………………………… …..
Câu 6 (2,0 điểm). Câu sau có mấy kết từ? Đó là những từ nào?
Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, dòng
sông và bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc vứt rác đúng nơi quy định. BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B A B B
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo