Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều (Đề 9)

367 184 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(367 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 9)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
AO LÀNG
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen
của làng quê chính là ao làng.
Qua nhiều làng quê của đất nước, tôi đã gặp những ao làng trong
mát với đàn vịt trắng, hụp bơi lững lờ. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc
sần sùi, lá xanh tốt, toả bóng râm che cho người làm đồng ngồi nghỉ trưa
tránh nắng; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua
ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim
Có ao làng ở gần đình, gió đùa giỡn, lá sen xanh chao đảo như
những chiếc nón lật ngửa, bồng bềnh trên mặt nước, lòng lá còn đọng giọt
nước lóng lánh như thuỷ tinh.
Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có thanh
nối, xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng, chắc, nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay,
cầu ao vẫn là dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương, nơi người già,
người trẻ gặp nhau thường ngày để bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện
nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới
cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè oi ả, tôi từng lội,
bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao
đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi dùng áo làm gối, nằm thiu thiu
ngủ dưới bóng cây bên bờ ao, nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve,
lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả
vờn mái rạ, như khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, như tiếng lợn ỉ
eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những
ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ, mẹ ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ
về, rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao... Theo Vũ Duy Huân
Câu 1 (0,5 điểm). Đặc điểm chung của ao làng là gì? Đánh dấu tích vào phương án đúng:
☐ Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lững lờ.
☐ Có gió đùa giỡn, lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.
☐ Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.
☐ Là nơi buôn bán rất nhiều những sản vật quê hương.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng: “Xưa nay, cầu ao vẫn là
dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương”.
A. Vì mọi người trong làng, xóm đều dùng nước ở ao thì mới có nước để sinh hoạt.
B. Vì cầu ao do một số người dân trong làng xây dựng lên
C. Vì cầu ao là nơi mọi người vừa làm việc vừa chia sẻ tâm tình, bàn chuyện nhà.
D. Vì cầu ao là nơi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.
Câu 3 (0,5 điểm). Những chi tiết nào cho thấy tác giả gắn bó với ao làng?
A. Những trưa hè oi ả, từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng
B. Chiều chiều, dắt trâu đi thả trên triền đê.
C. Chiều nào, lũ trẻ cũng rủ nhau ra gần ao thả diều.
D. Ngày bé, thường cùng nhau ra bờ ao câu cá, bắt cua bắt ốc.
Câu 4 (0,5 điểm). Trong đoạn văn cuối tác giả đã dùng biện pháp tu từ
nào để nói về sự thân thiết của ao làng với mình? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Cả 3 phương án trên
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Tìm đại từ thích hợp để điền vào chỗ trống và cho biết
mỗi đại từ đó thay cho từ ngữ nào.
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt (1)… dừng
chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi
và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. (2)
…. rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chận rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ
già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.
Lông sẽ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. (3)…
nhảy hai ba bước về phía cái mõm há đầy răng của con chó. (Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 6 (2,0 điểm). Viết 2 – 3 câu có kết từ để giới thiệu về một nhạc cụ mà em biết.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh nên hay không
nên mang điện thoại tới trường. BÀI LÀM
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 2 Câu 3 Câu 4 C A C
Câu 1 (0,5 điểm). Đặc điểm chung của ao làng là gì? Đánh dấu tích vào phương án đúng:
☑ Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lững lờ.
☑ Có gió đùa giỡn, lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.
☑ Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.
☐ Là nơi buôn bán rất nhiều những sản vật quê hương.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm):
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt (1) dừng
chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi
và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. (2)
rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chận rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ
già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.
Lông sẽ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. (3)
nhảy hai ba bước về phía cái mõm há đầy răng của con chó. (Theo Tuốc-ghê-nhép)
- Từ (1) thay thế cho “con chó”
- Từ (2) thay thế cho “con sẻ non mép vàng”
- Từ (3) thay thế cho “con sẻ già có bộ ức đen nhánh Câu 6 (2,0 điểm):
Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với
kích thước to nhỏ độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi
cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Đàn đá
cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. - Kết từ: và, với.
C. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
- Mở đoạn: Ý kiến của em về sự việc: Theo em, không nên cho học sinh
mang điện thoại tới trường.
- Thân đoạn: Những lí do giải thích cho ý kiến của em: Việc mang
điện thoại tới trường sẽ khiến giáo viên khó kiểm soát học sinh sử dụng
điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập. Khi mang điện thoại tới
trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học, học sinh lén lút sử dụng
điện thoại để làm các hoạt động khác. Ngoài ra, mang điện thoại đến
trường sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau.
- Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến của em: Vì vậy, việc mang điện
thoại đến trường là không cần thiết. Trong một vài trường hợp khẩn cấp,
học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc các thầy cô có trên
trường để kịp thời liên lạc với phụ huynh.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo