Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Đề 6)

368 184 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(368 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 6)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
HẠNH PHÚC CỦA CÂY
Nếu con người chúng ta khó có thể định nghĩa được khái niệm thế
nào là hạnh phúc thì cây cối (thực vật) biết chúng cần gì để có được hạnh
phúc: chỉ đơn giản là được uống, ăn và được phơi mình dưới ánh mặt trời.
Để lưu giữ được hạnh phúc đó, thực vật có thể sử dụng bất cứ "thủ đoạn"
nào. Chẳng hạn với loài cọ, nếu có kẻ khác được trồng ngay cạnh, lấy hết
thức ăn và ánh sáng, loài cây này sẽ xê dịch đi chỗ khác bằng cách mọc rễ
về phía đối diện của "cây hàng xóm phiền hà" kia. Rồi từ những đoạn rễ
đó, mọc lên các mầm mới để trở thành cây chính, còn phần cây bị núp
dưới bóng của cây cạnh tranh kia dần dần chết đi. Đáng ngạc nhiên hơn là
chiến lược của dây tơ hồng, một loài thực vật kí sinh cơ hội. Để phát triển
được, dây tơ hồng vắt kiệt các nguồn dinh dưỡng của cây chủ rồi tích trữ
lại. Muốn làm được điều này, nó phải mọc ra thật nhiều vòi hút. Những
chiếc vòi này sẽ trích lấy nhựa cùng các chất khoáng, nước và các chất
dinh dưỡng khác của cây chủ. Tuy nhiên, không phải cứ mọc ra nhiều vòi
hút là tốt, vì cây phải tốn rất nhiều năng lượng. Song nếu cây chủ là kẻ
biết tự bảo vệ trước những loài ăn bám, dây tơ hồng sẵn sàng sản sinh ra
vô số vòi hút để “tấn công" ồ ạt chứ nếu không với một số lượng nhỏ vòi
hút dây tơ hồng khó lòng mà lấy được dinh dưỡng đủ nuôi mình, chứ
đừng nói gì tới việc tích trữ để đề phòng lúc “đói kém”.
(Theo tạp chí Thế giới mới, số 605)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi bị một loài cây "hàng xóm" nào đó lấy hết thức ăn
và ánh sáng, loài cọ phản ứng thế nào?
A. Tự di chuyển đi chỗ khác, tránh xa cây hàng xóm.
B. Mọc rễ về phía đối diện cây hàng xóm, từ đó mọc lên các mầm cây
mới để tạo ra cây chính.
C. Chấp nhận núp dưới bóng cây hàng xóm để lại dần đi.
D. Có thể sử dụng mọi cách để đối phó với “hàng xóm phiền hà".
Câu 2 (0,5 điểm). Để phát triển được, loài dây tơ hồng sống kí sinh như thế nào?
A. Mọc ra thật nhiều vòi hút, vắt kiệt các nguồn dinh dưỡng của cây chủ rồi tích trữ lại.
B. Mọc ra thật nhiều rễ để lấy nguồn dinh dưỡng trong lòng đất.
C. Mọc ra thật nhiều rễ, trích lấy nhựa và khoáng chất của các cây hàng xóm. D. Cả ba ý trên.
Câu 4 (0,5 điểm). Như vậy, để có được "hạnh phúc", cây phải làm những gì?
A. Chấp nhận "chung sống hoà bình" với đồng loại.
B. Chia sẻ dinh dưỡng với nhau.
C. Cạnh tranh không ngừng.
D. Sống kí sinh trên đồng loại.
Câu 4 (0,5 điểm). Văn bản định nghĩa thế nào là hạnh phúc của cây?
A. Được uống, ăn và phơi mình dưới ánh mặt trời.
B. Đước uống, ăn và tắm mưa.
C. Được con người chăm sóc.
D. Được sống kí sinh vào cây chủ.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Đặt câu với mỗi kết từ sau: Kết từ Tác dụng Câu Và Liệt kê Nhưng Tương phản, đối lập Của Sở hữu Để Mục đích Như So sánh
Câu 6 (2,0 điểm). Viết đại từ thích hợp vào chỗ trống:
Đại từ dùng để hỏi về: - người, sự vật:
…………………………………………………………………………….. - số lượng:
…………………………………………………………………………… ……
- hoạt động, tính chất, sự vật:
…………………………………………………………..…
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài:
Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo. BÀI LÀM
…………………………………………………………………………… ………………
…………………………………………………………………………… ………………
…………………………………………………………………………… ………………
…………………………………………………………………………… ……………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B A C A
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm). Kết từ Tác dụng Câu Và Liệt kê
Trong vườn nhà em có cây na, cây xoài và cây bưởi. Nhưng
Tương phản, đối Mẹ mua cho tôi cái áo mới nhưng tôi lập không thích. Của Sở hữu Chiếc xe này là của Nam. Để Mục đích
Mẹ mua sách nâng cao để em ôn bài. Như So sánh
Mặt trời tròn như quả bóng. Câu 6 (2,0 điểm)
- người, sự vật: ai, gì, cái gì,
- số lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu, mấy
- hoạt động, tính chất, sự vật: ra sao, như thế nào.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4.0 điểm):
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
– Em chọn cách viết để có đoạn mở bài hấp dẫn. – Kể lại câu chuyện.
+ Kể đầy đủ các sự việc của câu chuyện.
+ Kể chi tiết hơn đối với sự việc em chọn.
+ Thêm vào một sự việc những chi tiết sáng tạo giúp câu chuyện sinh
động, lôi cuốn hơn tả đặc điểm của các loài cây; kể lại hành động, lời nói,
ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,...
– Viết đoạn kết bài để người đọc ấn tượng.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng
đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Bài làm tham khảo
Ngày xửa ngày xưa, hồi đó cây cỏ trên thế gian vẫn chưa có tên gọi
riêng. Một ngày kia, ông Trời cho gọi tất cả các loài cây cỏ lại để ban tên cho riêng từng loài.
Những loài cây cỏ tranh giành đến trước đều được ông Trời đặt cho
tên đúng ý muốn của chúng. Có cây tỏa hương dịu dàng thì đòi được tên
Lan, còn cây õng a õng ẹo, uyển chuyển múa thân mình thì lại xin đặt tên
là Tóc Tiên, cây cao lớn hiên ngang đến thì được ông Trời gọi là Thông.
Còn các loài rau cỏ cũng không ngoại lệ. Chúng cứ thế chen chúc kéo tới
mà nài nỉ ông Trời ban cho chúng cái tên đẹp như là Dấp Cá, Húng, Tía Tô, Quế,...
Đến tận lúc cuối ngày, ông Trời cũng đã thấm mệt, lúc đó có một
cành cây rất nhỏ bé hớt hải vội chạy tới. Vừa đến cổng thiên đình, nó thở
hổn hển rồi tâu với Trời:
- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha
mẹ. Vì vậy mà con tới muộn. Xin ngài thứ lỗi cho con.
- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.
- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. - Nhánh cây nhỏ nhanh nhảu đáp.
- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…
Nó nghe ông Trời nói vậy thì mừng quá mà hét toáng:
- Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là!


zalo Nhắn tin Zalo