Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Đề 9)

531 266 lượt tải
Lớp: Lớp 5
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 5.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(531 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

(Đề 9)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:

NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG Ở MÁT-XCƠ-VA
Buổi chiều thứ Bảy, đoàn của chúng tôi quyết định đến thăm một
cô nhi viện ở Mát-xcơ-va. Trước khi đến đây, tôi đã được nghe kể về Đức
Cha Xa-vi-ê, biết rằng Cha nói tiếng Việt rất giỏi. Thế nhưng, tôi vẫn
không khỏi bất ngờ khi thấy các em nhỏ ở đây đều có thể nói được tiếng
Việt. Nghe ra mới biết, các em nhỏ trong viện chủ yếu là cô nhi người
Việt Nam. Tôi xúc động nhìn Đức Cha.
- Các bạn đến thăm các em nhỏ sao? Mời các bạn vào đây! - Đức
Cha khẽ gọi. Chúng tôi rảo bước theo Đức Cha, đi qua một hành lang dài.
Đột nhiên, anh Hải giật tay tôi: “Trông kìa, Lan! Các em ấy hình như đều là người Việt Nam!”.
- Đúng rồi, các bé đều là người Việt Nam. - Dứt lời, Cha dẫn chúng
tôi đi về phía các bạn nhỏ.
- Thưa Cha, tại sao Cha lại xây nên ngôi nhà tình thương cho trẻ
em Việt Nam vậy ạ? - Anh Hải không kìm được sự tò mò, trực tiếp hỏi.
- Trước đây tôi cũng là một cô nhi. Tôi được một cụ bà người Việt
nhận nuôi và chăm sóc. Khi ấy, tôi mới cảm nhận được thế nào là tình
thương. Mãi đến khi mẹ mất, tôi mới về đây. Tôi cũng muốn cho các bạn
cô nhi có một mái ấm giống như tôi trước đây.
Cha chậm rãi kể cho chúng tôi nghe. Nhìn cách Cha chăm chút,
nâng niu những cô nhi nơi đây, tôi thấy hôm nay thế là đủ. Chúng tôi ra
về. Tôi hẹn Cha một lần khác sẽ lại ghé thăm ngôi nhà tình thương. Theo Nhung Ly
Câu 1 (0,5 điểm). Buổi chiều thứ Bảy, đoàn của nhân vật tôi quyết định đi đâu?
A. Đi thăm một cô nhi viện ở Mát-xcơ-va.
B. Đi thăm các em nhỏ cô nhi người Việt Nam.
C. Đi thăm Đức Cha Xa-vi-ê trong cô nhi viện ở Mát-xcơ-va.
D. Đi thăm ngôi nhà tình thương có trẻ cô nhi là người Việt Nam.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao các em nhỏ ở cô nhi viện lại giỏi tiếng Việt?
A. Vì các em nhỏ rất thích tiếng Việt.
B. Vì Đức Cha Xa-vi-ê dạy các em nhỏ nói tiếng Việt.
C. Vì các em nhỏ được hưởng tài trợ của người Việt Nam.
D. Vì các em nhỏ trong cô nhi viện chủ yếu là cô nhi người Việt Nam.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo bài đọc, vì sao Đức Cha lại xây ngôi nhà tình
thương cho trẻ em người Việt Nam?
A. Vì Đức Cha rất yêu trẻ em người Việt Nam.
B. Vì mẹ nuôi của Đức Cha là người Việt Nam.
C. Vì Đức Cha muốn các bạn cô nhi có một mái ấm thật sự.
D. Vì Đức Cha từng được một bà cụ người Việt Nam nhận nuôi và chăm
sóc, nên Đức Cha muốn những đứa trẻ mồ côi cũng có mái ấm như mình trước đây.
Câu 4 (0,5 điểm). Đức Cha Xa-vi-ê đối xử với các em nhỏ trong cô
nhi viện như thế nào?

A. Đức Cha rất nghiêm khắc nhưng cũng rất yêu thương các em nhỏ.
B. Đức Cha chăm chút và nâng niu các em nhỏ từng chút một.
C. Đức Cha ân cần chỉ dạy các em nhỏ từng chút một.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng. Câu 4 (0,5 điểm).
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm).
Chọn kết từ thích hợp điền vào chố trống nhưng, thì, và
Con đường đã nhiều lần đua tiễn người bản tôi đi công tác….. cũng
đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. ……… dù ai đi đâu về đâu,
khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy,……
chắc chắc sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
Câu 6 (2,0 điểm). Gạch chân vào đại từ trong các câu sau và cho biết
chúng được dùng để làm gì.
a. Các bạn ở đây
b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ? Ai giúp một tay Cày bừa ruộng đất? (Võ Quảng)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng
lời của một nhân vật trong câu chuyện đó. BÀI LÀM
…………………………………………………………………………… ………………
…………………………………………………………………………… ………………
…………………………………………………………………………… ………………
…………………………………………………………………………… ……………… ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A D D B
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm)
Con đường đã nhiều lần đua tiễn người bản tôi đi công tác nhưng
cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. dù ai đi đâu về đâu,
khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì
chắc chắc sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang) Câu 6 (2,0 điểm) a. Các bạn ở đây
b. Mẹ cho con mấy quyển vở ạ? Ai giúp một tay Cày bừa ruộng đất? (Võ Quảng)
a. Đại từ “bạn” dùng để xưng hô; đại từ “ai” dùng để hỏi.
b. Đại từ “mẹ”, “con” dùng để xưng hô.
B. LÀM VĂN: (4,0 điểm) Câu 7 (4.0 điểm):
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (theo giọng điệu của chim Phượng Hoàng) b. Thân bài:
- Lấy hết nhà cửa, của cải chỉ chia cho em cây khế và góc vườn.
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có những ai? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào?
- Tính cách của người anh ra sao? Người em tính tình như thế nào?
- Sau khi cha mất đi người anh đã đối xử với em mình ra sao? (Chia cho
em cây khế ở góc vườn.)
- Chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em? (Chim Phượng Hoàng
đến ăn khế - chở đi lấy vàng).
- Cuối cùng người em nhận được những gì? (Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng)
- Biết chuyện người anh đã hành động ra sao? (đến gạ đổi cây khế với
em. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, hắn đuổi chim đi. Chim hứa trả
vàng, hắn tham lam mang túi mười hai gang đem đi đựng vàng).
- Kết cục của người anh như thế nào? (Vì quá tham lam, chim không chở
nổi, hắn rơi xuống biển sâu mà chết).
c. Kết luận: Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng
đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Bài làm tham khảo
Tôi là một chú chim Phượng Hoàng sinh sống ở hòn đảo xa trên
biển. Nơi tôi sống có rất nhiều vàng bạc châu báu mà ai cũng thèm muốn.
Một ngày nọ, khi đang đi chơi, tôi phát hiện một cây khế ngọt rất
sai quả. Sà xuống ăn thử, thấy trái ngọt lại mọng nước, nên hôm nào tôi
cũng đến ăn. Một hôm, tôi nhìn thấy người trồng cây tiến lại gần với vẻ e
dè. Sau một hồi lấy hết can đảm, anh ta bắt đầu tâm sự với tôi. Thì ra anh
ta có một người anh trai tham lam. Sau khi cha mất đã cướp hết tài sản,
chỉ cho anh ta một túp lều nhỏ và cây khế này. Chăm bón mãi mới đến
mùa quả để bán lấy tiền. Nghe kể, tôi thương lắm, lại áy náy vì đã khiến
nhà anh ta thiếu nguồn thu nhập. Thế là tôi đã chở anh ta ra đảo của mình
để nhặt vàng về trang trải cuộc sống. Sau lần đó, gia đình anh ta trở nên
sung túc, mà tôi cũng được thỏa thích ăn những quả khế ngon lành. Mấy


zalo Nhắn tin Zalo