Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 1)

620 310 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(620 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Trường Sa” (trang 59) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì
về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: NIỀM TIN CỦA TÔI
Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một
bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển”. Thế nhưng tôi lại
rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.
Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài
mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng
thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.
Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một
người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:
– Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi!
Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài
tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:


– Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?
– Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua (Hacourt) .
Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng
và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà
khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi…
– Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
– Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
– Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện
chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.
Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của
tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm
ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết. Nhã Khanh
Câu 1. Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận? (0,5 điểm)
A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.
B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.
C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.


D. Được thầy giáo hướng dẫn.
Câu 2. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn? (0,5 điểm)
A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.
B. Những kiến thức thu được sau khóa học.
C. Năng lực của chính tác giả.
D. Nhờ lời động viên của thầy giáo khóa học.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời
động viên chân thành của mình.
B. Hãy luôn khen gợi người khác.
C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình. D. Hãy dũng cảm.
Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau: (1 điểm)
Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:
– Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu
– Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp
– Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây
– Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN”
dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn.
.................................................................................................................................
b) Hè năm ngoái, em được bố mẹ dẫn đi du lịch Bắc Kinh.
.................................................................................................................................


Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới
trạng ngữ đó: (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy gạch chân vào từ ngữ không cùng loại với các từ còn lại và đặt
câu với từ đó: (1,5 điểm)
a) nằm, ngồi, nói, hoa sen:
.................................................................................................................................
b) uể oải, đọc, héo hon, tươi tỉnh:
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) ĐÀN BÒ GẶM CỎ (Trích)
Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đứng dừng lại một bước, hai
mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt.
Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. Theo Hồ Phương
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường
Sa rất vất vả và thiếu thốn nhưng với tình yêu nước thì các chiến sĩ vẫn vui vẻ đối mặt.


zalo Nhắn tin Zalo