Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 3)

629 315 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Cuối kì 2
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(629 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Em bé Bảo Ninh” (trang 75) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Tìm những chi tiết cho thấy bạn
nhỏ trong bài thơ rất dũng cảm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN CHO VIỆT NAM
A-lếch-xan-đơ Y-éc-xanh (1863 – 1943), người đã để lại nhiều công trình
nghiên cứu vĩ đại trong lĩnh vực y học, nông nghiệp, luôn coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình.
Ông là học trò xuất sắc của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ, nhận bằng tiến sĩ y khoa
tại Pháp năm 25 tuổi. Sau ba năm khám phá và phụng sự thế giới trong vai trò một
bác sĩ – nhà thám hiểm, năm 1891, ông dừng chân tại Nha Trang. Trong một xóm
chài nhỏ bé, ông trở thành “ông Năm” chuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo và cưu mang họ mỗi khi có bão.
Năm 1902, ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y khoa
Hà Nội (Đại học Y Hà Nội ngày nay). Sau hai năm, khi công tác tổ chức và giảng dạy
đã đi vào ổn định, ông xin từ nhiệm, trở về Nha Trang. Năm 1904, phòng thí nghiệm
do ông lập ra trước đó tại Nha Trang được nâng cấp và đổi tên thành Viện Pa-xtơ Nha
Trang, chuyên nghiên cứu về bệnh sốt rét và các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh.


Về sau, ông mở thêm các Viện Pa-xtơ tại Hà Nội – năm 1920 và tại Đà Lạt – năm 1936.
Trong hai mươi lăm năm cuối đời, Y-éc-xanh chủ tâm vào việc nghiên cứu
những cây trồng mang lại ích lợi lâu dài cho Việt Nam tại trang trại Suối Dầu do ông
lập ra. Ông nhập từ nước ngoài về trồng tại Việt Nam các giống cây công nghiệp như
trà, cà phê, ca cao, cao su, cọ, dừa; các loại cây ăn trái như dâu, mận; các loại rau như
cà rốt, bắp cải, súp lơ; các loại hoa như lay ơn, cẩm tú cầu,... Ngày nay, những loại
hoa và cây trái trên đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam.
Để tri ân những đóng góp của Y-éc-xanh, năm 2014, Nhà nước đã vinh danh
ông là “Công dân Việt Nam danh dự”.
(Ngân Hạnh tổng hợp)
Câu 1. Khi dừng chân ở Nha Trang, Y-éc-xanh đã làm gì để giúp đỡ dân chài? (0,5 điểm)
A. Chữa bệnh miễn phí và cưu mang họ khi có bão.
B. Thám hiểm, khám phá ra các vùng đất mới.
C. Trồng nhiều loại cây cung cấp nguồn rau xanh.
D. Nuôi súc vật bổ sung nguồn thực phẩm.
Câu 2. Vì sao nói: “Y-éc-xanh là người có công đặt nền móng cho ngành y học
hiện đại Việt Nam.”? (0,5 điểm)


A. Vì ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội.
B. Vì ông chuyên khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
C. Vì ông chuyên nghiên cứu về các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh.
D. Vì ông nhận bằng tiến sĩ y khoa khi rất trẻ – năm 25 tuổi.
Câu 3. Theo em, vì sao Y-éc-xanh được vinh danh là “Công dân Việt Nam danh dự”? (0,5 điểm)
A. Vì ông là người nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
B. Vì ông là người nước ngoài sống chan hoà với người dân Việt Nam.
C. Vì ông là người nước ngoài có nhiều cống hiến cho Việt Nam.
D. Vì ông là người nước ngoài sống ở Việt Nam rất lâu năm.
Câu 4. Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ
trung thành của nhân dân”.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
.................................................................................................................................
Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi
“CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a.
.................................................................................................................................
b) Nhiều chú voi lững thững đi qua đường.
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau: (1 điểm)
Sở Giáo dục và đào tạo
Câu lạc bộ Tiếng Anh Tiểu học


Ban công tác Thiếu Nhi Trung ương Đoàn
Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Câu 7. Dựa vào bức tranh dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ
chỉ thời gian và một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) BÒ MẸ (Trích) Bò mẹ vừa đẻ con, Chú bê vàng tí hon Rúc đầu vào vú mẹ Bú từng hồi rất ngon. Bò mẹ quay nhìn con, Đôi tai hơi động đậy, Thấy ruồi trên lưng bê, Đuôi bò mẹ phe phẩy.


zalo Nhắn tin Zalo