Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 4)

288 144 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(288 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Phong trào Kế hoạch nhỏ” (trang 77) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Bài đọc gồm những mục nào? Hình
ảnh minh họa ở mỗi mục có tác dụng gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: CÂY XƯƠNG RỒNG
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả
một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả
những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất
đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết
na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ
mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì qua đời, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã
trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và rượu chè
bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.


Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành
một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi
chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô
định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Các loài cây đều
tránh xa sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không
phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa
con lỗi lầm, đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu. (Truyện cổ tích)
Câu 1. Khi chết đi, người con biết thành gì? (0,5 điểm)
A. Người con biến thành gió.
B. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.
C. Người con biến thành cây xương rồng.
D. Người con biến thành đại thụ.
Câu 2. Vì sao truyện cổ tích về cây xương rồng giải thích rằng:
Sa mạc không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới
là mẹ sinh ra cát bỏng? (0,5 điểm)


A. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng.
B. Vì cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương đứa con
lỗi lầm, đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
C. Vì xương rồng sinh ra trước cát.
D. Vì xương rồng hơn cát rất nhiều tuổi.
Câu 3. “Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương
rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy.” Hình ảnh
đó nói lên điều gì? (0,5 điểm)
A. Lòng người mẹ thương con có thể làm tất cả.
B. Cây xương rồng có sức sống mãnh liệt.
C. Người con đã hối hận và nhận ra những lỗi lầm của mình.
D. Cây xương rồng rất sợ nước.
Câu 4. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ
đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
Để ghi nhớ công ơn của các thương binh, liệt sĩ, trường em đã tổ chức
hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho
biết chúng được nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm)
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Truyện Ngụ ngôn)
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu hoạt động: (1 điểm)
.................................................................................................................................


Câu 7. Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 5 câu) giới thiệu về bản thân, trong đó
có sử dụng dấu gạch ngang: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) CHIỀU NGOẠI Ô (Trích)
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những
em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa
hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Theo Nguyễn Phan Hách
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả chú gà trống mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Bài đọc gồm các mục: ý nghĩa, nguồn gốc, hình thức thực hiện, sử
dụng các nguồn thu và kết quả. Hình ảnh minh họa ở mỗi mục có tác dụng giúp người
đọc hiểu được cách thực hiện và quá trình đó như thế nào.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
B. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc.


zalo Nhắn tin Zalo