Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều (Đề 6)

315 158 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(315 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Đường đi Sa Pa” (trang 90) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Cánh diều)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong đoạn 1 cho
thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sa Pa?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI VẬT TRONG TỰ NHIÊN
(1) “Cặp bạn thân” linh dương và khỉ đầu chó
Chúng đều là con mồi của những thợ đi săn cừ khôi trên đồng cỏ. Linh dương
dùng đôi tai dài của mình để nghe ngóng, còn khỉ đầu chó có thể quan sát kĩ lưỡng
mọi thứ xung quanh. Chúng thường kiếm ăn ở gần nhau để cảnh báo cho nhau về
những mối nguy hiểm đang đến gần. Chúng giao tiếp với nhau bằng âm thanh, mùi
hương hoặc cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt (chỉ ở khỉ đầu chó).
(2) Sự hợp tác ăn ý giữa lửng mật và chim săn mật ong
Chim săn mật ong có nhiệm vụ quan sát, tìm tổ ong và dẫn đường. Chúng
thường rít lên những tiếng chói tai và ra hiệu bằng đuôi cho lửng mật đi theo. Khi đến
nơi, lửng mật vì có lớp da dày cứng cáp như tấm áo giáp, không sợ bị ong đốt nên sẽ
đảm nhiệm phá tổ ong. Sau đó chúng sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn. (Theo Việt Trung)


Câu 1. Chim săn mật ong dẫn đường cho lửng mật bằng những cách nào? (0,5 điểm)
A. Tạo ra mùi hương và tiếng rít.
B. Tạo ra tiếng rít, ra hiệu bằng đuôi.
C. Biểu cảm khuôn mặt, ra hiệu bằng đuôi.
D. Tạo ra mùi hương, ra hiệu bằng đuôi.
Câu 2. Vì sao linh dương và khỉ đầu chó ở gần nhau? (0,5 điểm)
A. Vì chúng chia sẻ thức ăn cho nhau.
B. Vì chúng cảnh báo nguy hiểm cho nhau.
C. Vì chúng vui khi giao tiếp với nhau.
D. Vì chúng cùng kiếm một loại thức ăn.
Câu 3. Theo em, ý nghĩa của bài đọc trên là gì? (0,5 điểm)
A. Các loài vật trong tự nhiên đang gặp nguy hiểm.
B. Các loài vật trong tự nhiên đang giao tranh khốc liệt.
C. Các loài vật trong tự nhiên biết hợp lực với nhau.
D. Các loài vật trong tự nhiên đang gặp khó khăn trong kiếm ăn.
Câu 4. Vị ngữ trong câu sau cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ? (1 điểm)
Trên cánh đồng lúa mới gặt, từng bầy sẻ đang nhặt nhạnh những hạt

thóc còn sót lại.
.................................................................................................................................
Câu 5. Gạch chân vào trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch.
.................................................................................................................................
b) Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần.
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau: (1 điểm)
Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ. Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót.
Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vòng, tổ như
treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm
non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm
non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo. (Theo Võ Quảng)
.................................................................................................................................
Câu 7. Đặt câu: (1,5 điểm)
a) Câu có chủ ngữ chỉ người:
.................................................................................................................................
b) Câu có vị ngữ chỉ hoạt động:
.................................................................................................................................
c) Câu có vị ngữ chỉ đặc điểm của sự vật:
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY

(Trích)
Gió ngoan chạm giọt mồ hôi
Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên
Nắng xuân lấp lánh mọi miền
Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.
Từ bàn tay nhỏ đấy thôi
Góp mầm xanh với đất trời yêu thương
Rồi đây trên khắp quê hương
Màu xuân xanh biếc nẻo đường tương lai. Nguyễn Lãm Thắng
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn thuật lại lễ hội Đền Hùng và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó. ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên
đường đi Sapa là: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô, những thác
trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như những ngọn lửa.....
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
B. Tạo ra tiếng rít, ra hiệu bằng đuôi. Câu 2. (0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo