Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 (Đề 19)

292 146 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


  • Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2023

    Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    Word 153 6 K 3 K lượt tải
    150.000 ₫
    150.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm 25 đề có đáp án mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng Việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(292 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐỀ SỐ 19
PHÒNG GD & ĐT ……………………
TRƯỜNG………………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: ……………….
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (4 điểm)
Bài: Ăng-co Vát –Từ đầu ... như xây gạch vữa.” Trang 123SGK Tiếng Việt
4 (Tập 2)
Câu hỏi: Ăng-co Vát được xây ở đầu và từ bao giờ?
Bài: Không đề - Trang 138 – SGK Tiếng Việt 4 (Tập 2)
Câu hỏi: Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)
KỂ VỀ NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC
Ngô Quyền (899 - 944) quê Đường Lâm, Sơn Tây. Ông sức khoẻ phi
thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.
Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết
chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
Vua Nam Hán sai con Hoằng Thao đem mấy nghìn chiếc thuyền sang
xâm lược nước ta. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh
chiến. Ông sai quân lấy gỗ đẽo nhọn, bịt sắt cắm xuống lòng sông kéo dài
hàng chục dặm. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng đem
thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt
qua bãi cọc ngầm. Nước thuỷ triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đổ quân mai phục ra
vây đánh. Giặc Nam Hán thua to, quay chiến thuyền chạy ra biển. Chiến thuyền
giặc bị cọc nhọn đâm vỡ tan tành. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc.
Dòng sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc Nam Hán. Đó là vào cuối năm 938.
Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh ý chí chống xâm lăng, tài
nghệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta. Thù trong giặc ngoài đã dẹp tan,
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa, mở ra kỉ nguyên độc lập cho nước ta
sau một nghìn năm bị phương Bắc thống trị.
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Câu 1. Tác giả giới thiệu Ngô Quyền là người như thế nào? (0,5 điểm)
A. Ông quê ở Đường Lâm, Sơn Tây.
B. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.
C. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến.
D. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi.
Câu 2. Năm 937, khi nhận được tin dữ, Ngô Quyền đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Cho người mang vàng ngọc sang cầu cứu vua Nam Hán.
B. Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết
chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
C. Đem mấy nghìn chiếc thuyền sang xâm lược nước ta.
D. Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa.
Câu 3. Câu văn cho thấy mưu cao của Ngô Quyền trong việc diệt giặc là:
(0,5 điểm)
A. Ngô Quyền đổ quân mai phục ra vây đánh.
B. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến.
C. Giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
D. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng đem thuyền nhẹ ra
khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc
ngầm.
Câu 4. Kết quả của cuộc chiến là: (0,5 điểm)
A. Quân ta và quân giặc cùng rút lui về hai phía.
B. Quân ta bị quân giặc chèn ép, thua cuộc.
C. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc.
D. Quân giặc bị rút lui trước khi bị quân ta giết.
Câu 5. Ngô Quyền đã lập nên chiến công oanh liệt vào năm nào? (1 điểm)
A. Năm 938. B. Năm 937. C. Năm 1937. D. Năm 1938.
Câu 6. Em hãy viết một câu cảm để bày tỏ sự khâm phục với Ngô Quyền. (1
điểm)
Câu 7. Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu sau. (1 điểm)
Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh ý chí chống xâm lăng, tài nghệ
quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta.
Câu 8. Phân loại các từ sau: Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài đức, tài
ba, tài hoa.
a) “Tài” có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: (0,5 điểm)
b) “Tài” có nghĩa là “tiền của”: (0,5 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Người đầu tiền sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su Đân-lớp một học
sinh của nước Anh. Từ một lần suýt ngã vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-
lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên
thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm
1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
2. Tập làm văn (6 điểm): Dựa vào cách đưa tin đã được học, em hãy viết
một tin về hoạt động của chi đội hay của trường em đang học. Sau đó tóm
tắt tin ấy bằng một hoặc hai câu.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (4 điểm)
- Học sinh đọc to, ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấuu,
- Trả lời câu hỏi:
Bài: Ăng-co Vát –Từ đầu ... như xây gạch vữa.” Trang 123SGK Tiếng Việt
4 (Tập 2)
Đáp án: Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
Bài: Không đề - Trang 138 – SGK Tiếng Việt 4 (Tập 2)
Đáp án: Bác Hồ sáng tác bài thơ này chiến khu Việt Bắc, trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của cả dân tộc. (1946 - 1954)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)
Câu 1. D. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi.
Câu 2. B. Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La
giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
Câu 3. D. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ
ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc
ngầm.
Câu 4. C. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc.
Câu 5. A. Năm 938.
Câu 6. Ôi, Ngô Quyền quả là một vị anh hùng tài giỏi!
Câu 7. Đáp án: Chiến thắng Bạch Đằng
Câu 8.
a) Tài giỏi, tài nghệ, tài đức, tài ba, tài hoa.
b) Tài nguyên, tài trợ.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
II. KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
- Học sinh nghe và viết đúng chính tả.
- HS chép đúng các âm, vần, từ, câu.
- Khoảng cách giữa các chữ đều nhau, đúng quy định
- Chữ viết đẹp, đều, liền nét
- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng.
2. Tập làm văn (6 điểm): Dựa vào cách đưa tin đã được học, em hãy viết
một tin về hoạt động của chi đội hay của trường em đang học. Sau đó tóm
tắt tin ấy bằng một hoặc hai câu.
Bài làm tham khảo:
Bản tin:
Mỗi năm một lần, Liên đội Trường Trung học sở thị trấn Văn Điển lại phát
động phong trào “Chúng em làm kế hoạch nhỏ” được tất cả các bạn trong
trường hưởng ng nhiệt tình. Năm nay, sau khi kết thúc phong trào, toàn Liên
đội đã thu được hơn một tấn giấy vụn. Sau khi sàng lọc nhà trường đã tập hợp
được bảy mươi bộ sách giáo khoa dành tặng cho các bạn học sinh vùng khó
khăn, số còn lại thu được khoảng ba triệu đồng chia thành hai mươi phần quà
cho các bạn học sinh nghèo vượt khó trong trường.
Tóm tắt:
Phong trào “Chúng em làm kế hoạch nhỏ” của Trường Trung học Cơ sở thị trấn
Văn Điển năm nay đã tập hợp được hơn bảy mươi bộ sách giáo khoa dành tặng
các học sinh vùng khó khăn, trao hai mươi phần quà cho các bạn học sinh nghèo
vượt khó.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 19
PHÒNG GD & ĐT ……………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TRƯỜNG………………………………
NĂM HỌC: ……………….
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (4 điểm)
Bài: Ăng-co Vát – “Từ đầu ... như xây gạch vữa.” Trang 123 – SGK Tiếng Việt 4 (Tập 2)
Câu hỏi: Ăng-co Vát được xây ở đầu và từ bao giờ?
Bài: Không đề - Trang 138 – SGK Tiếng Việt 4 (Tập 2)
Câu hỏi: Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)
KỂ VỀ NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC
Ngô Quyền (899 - 944) quê ở Đường Lâm, Sơn Tây. Ông có sức khoẻ phi
thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.
Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết
chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đem mấy nghìn chiếc thuyền sang
xâm lược nước ta. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh
chiến. Ông sai quân sĩ lấy gỗ đẽo nhọn, bịt sắt cắm xuống lòng sông kéo dài
hàng chục dặm. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem
thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt
qua bãi cọc ngầm. Nước thuỷ triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đổ quân mai phục ra
vây đánh. Giặc Nam Hán thua to, quay chiến thuyền chạy ra biển. Chiến thuyền
giặc bị cọc nhọn đâm vỡ tan tành. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc.
Dòng sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc Nam Hán. Đó là vào cuối năm 938.
Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh và ý chí chống xâm lăng, tài
nghệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta. Thù trong giặc ngoài đã dẹp tan,


Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa, mở ra kỉ nguyên độc lập cho nước ta
sau một nghìn năm bị phương Bắc thống trị.
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Câu 1. Tác giả giới thiệu Ngô Quyền là người như thế nào? (0,5 điểm)
A. Ông quê ở Đường Lâm, Sơn Tây.
B. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.
C. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến.
D. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi.
Câu 2. Năm 937, khi nhận được tin dữ, Ngô Quyền đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Cho người mang vàng ngọc sang cầu cứu vua Nam Hán.
B. Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết
chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
C. Đem mấy nghìn chiếc thuyền sang xâm lược nước ta.
D. Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa.
Câu 3. Câu văn cho thấy mưu cao của Ngô Quyền trong việc diệt giặc là: (0,5 điểm)
A. Ngô Quyền đổ quân mai phục ra vây đánh.
B. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến.
C. Giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.


D. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ ra
khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm.
Câu 4. Kết quả của cuộc chiến là: (0,5 điểm)
A. Quân ta và quân giặc cùng rút lui về hai phía.
B. Quân ta bị quân giặc chèn ép, thua cuộc.
C. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc.
D. Quân giặc bị rút lui trước khi bị quân ta giết.
Câu 5. Ngô Quyền đã lập nên chiến công oanh liệt vào năm nào? (1 điểm)
A. Năm 938. B. Năm 937. C. Năm 1937. D. Năm 1938.
Câu 6. Em hãy viết một câu cảm để bày tỏ sự khâm phục với Ngô Quyền. (1 điểm)
Câu 7. Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu sau. (1 điểm)
Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh và ý chí chống xâm lăng, tài nghệ
quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta.
Câu 8. Phân loại các từ sau: Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài đức, tài ba, tài hoa.
a) “Tài” có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: (0,5 điểm)
b) “Tài” có nghĩa là “tiền của”: (0,5 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Người đầu tiền sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp một học
sinh của nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-
lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên
thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm
1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong.


2. Tập làm văn (6 điểm): Dựa vào cách đưa tin đã được học, em hãy viết
một tin về hoạt động của chi đội hay của trường em đang học. Sau đó tóm
tắt tin ấy bằng một hoặc hai câu. GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (4 điểm)
- Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,… - Trả lời câu hỏi:
Bài: Ăng-co Vát – “Từ đầu ... như xây gạch vữa.” Trang 123 – SGK Tiếng Việt 4 (Tập 2)
Đáp án: Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
Bài: Không đề - Trang 138 – SGK Tiếng Việt 4 (Tập 2)
Đáp án: Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của cả dân tộc. (1946 - 1954)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)
Câu 1. D. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi.
Câu 2. B. Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La
giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
Câu 3. D. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ
ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm.
Câu 4. C. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc. Câu 5. A. Năm 938.
Câu 6. Ôi, Ngô Quyền quả là một vị anh hùng tài giỏi!
Câu 7. Đáp án: Chiến thắng Bạch Đằng Câu 8.
a) Tài giỏi, tài nghệ, tài đức, tài ba, tài hoa. b) Tài nguyên, tài trợ.


zalo Nhắn tin Zalo