Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Đề 4)

640 320 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(640 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Những cánh buồm” (trang 98) Tiếng Việt 4 Tập 2 -
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Cánh buồm được miêu tả như thế nào
vào mỗi thời điểm (buổi nắng đẹp, ngày lộng gió, khi dông bão)?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
Ngày nọ, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người ta mở hội. Mọi người đều nô
nức đi xem. Bỗng một bà lão ăn xin xuất hiện. Ai cũng xua đuổi bà vì trông bà rất gớm ghiếc.
May sao, bà gặp được hai mẹ con người nông dân đi chợ về. Thấy bà lão tội
nghiệp quá, người mẹ bèn đưa bà cụ về nhà, cho bà cụ ăn rồi mời nghỉ lại. Khuya hôm
đó, người mẹ bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên, lấy làm sợ hãi lắm.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con thấy không có gì lạ. Bà cụ ăn xin đang sửa
soạn ra đi. Bà lão nói với hai mẹ con: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói
tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn.”. Rồi bà cụ liền nhặt một hạt thóc,
cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con
nhà chị lúc cần.”. Nói rồi, bà lão biến mất.
Tối hôm đó, giữa lúc đám hội đang náo nhiệt thì bỗng có một cột nước từ dưới
đất phun lên. Nước dâng lên cao, nhấn chìm toàn bộ nhà cửa, làng mạc. Chỉ có ngôi nhà
của hai mẹ con cứ dần cao hơn nước.


Đau xót vì thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ
trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu lập tức biến thành hai chiếc thuyền lớn.
Hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Khu làng bị nước ngập hoá thành ba cái hồ rộng lớn, người ta gọi là hồ Ba Bể.
Còn cái nền nhà của hai mẹ con chính là một hòn đảo nhỏ giữa hồ.
(Theo Truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1. Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để giúp bà cụ? (0,5 điểm)
A. Cho bà ăn, mời nghỉ lại, thắp sáng chỗ nằm.
B. Đưa bà vụ về, cho ăn, mời nghỉ lại, mời dự hội.
C. Cho bà cụ gói tro và hai mảnh vỏ trấu.
D. Đưa bà cụ về, cho ăn, mời nghỉ lại.
Câu 2. Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để cứu người dân bị lụt? (0,5 điểm) A. Rắc tro xung quanh nhà. B. Đan thuyền cứu lụt.
C. Cắn hai mảnh trấu thả xuống nước.
D. Chèo thuyền đi cứu dân làng.
Câu 3. Nội dung của câu chuyện trên là gì? (0,5 điểm)
A. Ca ngợi những người nông dân tốt bụng ở xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Kạn.
B. Giải thích sự tích hồ Ba Bể.
C. Hướng dẫn cách dự đoán thiên tai.
D. Hướng dẫn cách cứu lụt cho người dân.


Câu 4. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó
bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm)
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
.................................................................................................................................
Câu 5. Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho biết
chúng được nhân hóa bằng cách nào? (1 điểm)
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Truyện Ngụ ngôn)
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu hoạt động: (1 điểm)
.................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy viết đoạn văn ngắn (4 – 6 câu) tóm tắt nội dung của một văn bản đã
học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm: (1,5 điểm)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) CHIỀU NGOẠI Ô (Trích)
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối
cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một
lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Theo Nguyễn Thụy Kha
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn miêu tả cây bằng lăng mà em yêu thích. ĐÁP ÁN GỢI Ý


A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Cánh buồm được miêu tả vào mỗi thời điểm:
+ Buổi nắng đẹp: những cánh buồn xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh
màu nâu như màu áo của mẹ. Có cánh màu trắng như màu áo của chị. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố.
+ Ngày lộng gió: những cánh buồm cuộn tròn nằm trên mui thuyền.
+ Khi giông bão: những cánh buồm căng lồng ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến
chốn,về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
D. Đưa bà cụ về, cho ăn, mời nghỉ lại. Câu 2. (0,5 điểm)
D. Chèo thuyền đi cứu dân làng. Câu 3. (1 điểm)
B. Giải thích sự tích hồ Ba Bể.
Câu 4. (1 điểm)
Mùa xuân /, cây gạo / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. TN CN VN
- Trạng ngữ: “Mùa xuân” bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc. Câu 5. (1 điểm)
- Những sự vật được nhân hóa: miệng, tai, mắt, chân, tay.
- Những sự vật trên được nhân hóa bằng cách: lấy những từ ngữ gọi người để gọi vật. Câu 6. (1 điểm)
Trong vườn, đàn gà con đang theo mẹ kiếm mồi.
Câu 7. (1,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo