Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Đề 9)

1.8 K 896 lượt tải
Lớp: Lớp 4
Môn: Tiếng việt
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tiếng việt lớp 4.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1791 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 9
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Băng tan” (trang 120) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối
tri thức với cuộc sống)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Nêu những hậu quả do băng tan gây
ra đối với cuộc sống của con người và môi trường sống của động vật.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ,
còn Mặt Trời, Mặt Trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này.
Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan – Cô-péc-ních.
Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng minh rằng chính Trái Đất
mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Phát hiện của nhà thiên văn học làm
cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa.
Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một
cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết định cấm cuốn
sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng Trái Đất
quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
– Dù sao trái đất vẫn quay!


Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ
phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn
Câu 1. Đâu là câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê về trái đất? (0,5 điểm)
A. Mặt trời, mặt trăng luôn quay xung quanh trái đất!
B. Trái đất luôn quay xung quanh mặt trời!
C. Dù sai trái đất vẫn quay!
D. Trái đất là trung tâm của vũ trụ!
Câu 2. Cuối cùng, số phận học thuyết của hai nhà thiên văn học ra sao? (0,5 điểm)
A. Trở thành học thuyết sai lầm, xưa cũ so với thời nay.
B. Được nhân dân thời bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt.
C. Bị Giáo hội dập tắt vì đi ngược lại lời của Chúa trời.
D. Trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
Câu 3. Ý nghĩa của bài đọc trên là gì? (0,5 điểm)
A. Kể về thời thơ ấu của hai nhà khoa học.
B. Phê phán thói mê tín dị đoan của người xưa.
C. Phê phán tòa án đã xử tội Ga-li-lê.
D. Ca ngợi những nhà bác học chân chính, kiên quyết dũng cảm bảo vệ chân lý khoa
học, không màng đến tính mạng.
Câu 4. Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau: (1 điểm)
Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh.


.................................................................................................................................
Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi
“CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) “Dế Mèn phiêu lưu kí” kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn.
.................................................................................................................................
b) Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang.
.................................................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng vào hai nhóm: danh từ
riêng và danh từ chung: (1 điểm)
Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ. (Theo Tô Hoài) Danh từ chung Danh từ riêng
Câu 7. Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó: (1,5 điểm)
a) mênh mông, bao la, hoa ban, hùng vĩ, thênh thang.
.................................................................................................................................
b) cá, gà, ăn, măng, tía tô.
.................................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm) ĐOM ĐÓM – Anh đom đóm ơi! Đèn anh xanh ngắt Gió thổi không tắt Anh xách đi đâu? – Tôi ra đầu cầu

Cho cóc tối tối Đi học bình dân Rồi tôi đến trường Làm đèn bạn học. Phạm Hổ
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì
thầm của bé Mai (câu chuyện “Ông Bụt đã đến”). ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy
theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những hậu quả do băng tan gây ra đối với:
Cuộc sống của con người:
+ Khiến mực nước biển dâng cao và làm thay đổi bản đồ thế giới.
+ Khi biển xâm nhập sâu vào đất liền, các vùng đất ven biển nhiễm mặn ngày càng
nhiều, nước ngọt sẽ ít hơn.
+ Các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm.
+ Con người có thể mất đất, mất nhà.
Môi trường sống của động vật:
+ Làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Gấu Bắc Cực buộc phải bơi xa hơn để kiếm ăn, mất dần môi trường sống.
+ Chim cánh cụt ở Nam Cực cũng không có nguồn thức ăn và mất nơi cư trú.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Câu 1. (0,5 điểm)
C. Dù sai trái đất vẫn quay! Câu 2. (0,5 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo